Cách chơi Kéo Co – Luật chơi, cách chơi kéo co cơ bản

Kéo co là một trò chơi dân gian quen thuộc với nhiều người từ già đến trẻ. Tưởng chừng đơn giản nhưng kéo co cũng có những mẹo riêng để bạn dễ dàng giành được chiến thắng. Cùng bật mí bí quyết ấy qua bài viết này nhé! I. Giới thiệu trò chơi Kéo Co Kéo co là một trò chơi dân gian của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Môn thể thao này hay xuất hiện tại các cuộc họp mặt, giao lưu giữa các thôn làng, các lớp, ban ngành, đoàn thể, đặc biệt là các lễ hội truyền thống. Đây được xem là môn thể thao không chỉ dùng sức mà còn dùng trí tuệ để đạt được thành tích cao nhất. Vì sự tiện lợi dễ dàng mà kéo co được mọi người yêu thích, tổ chức. Giới thiệu trò chơi Kéo Co II. Dụng cụ chơi Kéo Co Tương tự các trò chơi dân gian khác, để chơi kéo co bạn chỉ cần một vài dụng cụ đơn giản, có thể tìm thấy ở bất cứ đâu như: Dây thừng: dài cỡ 7-15m tùy số lượng người tham gia. Dây đỏ: Đánh dấu giữa sợi dây thừng. Bột: Dùng để giảm trầy xước, tăng độ bám dính cho tay. Vạch kẻ phân chia ranh giới hai đội. III. Luật chơi Kéo Co Luật chơi kéo co cũng đơn giản như tên gọi của nó. Tại mỗi địa phương, tuỳ thuộc vào quy mô mà có đề xuất những luật đi kèm thêm, tuy nhiên về cơ bản chúng ta sẽ có: 2 đội với số lượng thành viên như nhau, ngang nhau về thể lực để tạo nên sự công bằng. Tất cả các thành viên tham gia sẽ cùng nắm vào dây thừng chuẩn bị từ trước sao cho dây đỏ nằm chính giữa hai đội. Mỗi đội được tự do lựa chọn cách sắp xếp thành viên, vị trí đứng. Khi có tín hiệu của trọng tài, hai đội dùng sức kéo dây thừng về phía mình, đội nào kéo phần dây đỏ lệch về phía mình trước thì sẽ giành chiến thắng. Để công bằng, kéo co thường tổ chức 3 lượt đấu, ai dành chiến thắng 2 hiệp sẽ được xem là thắng cuộc. Phần vạch kẻ có thể thêm 2 đường kẻ phụ phân định kéo co qua mức đó mới tính là chiến thắng. Luật chơi Kéo Co IV. Cách chơi Kéo Co 1. Sắp xếp đội hình Kéo co quan trọng lực kéo mạnh, do đó sắp xếp vị trí của các thành viên cũng là cách để tăng thêm sức mạnh. Tuỳ theo thể lực của đội bạn mà lựa chọn có thể: đứng so le (xen kẽ các bên) – nếu đội hình có chênh lệch nhiều giữa các thành viên, hoặc đứng sang cùng một bên – nếu đội hình của bạn có sức khoẻ tốt mạnh mẽ. Giữ một khoảng cách nhất định giữa các thành viên để tránh dẫm đạp, va chạm lẫn nhau. Sắp xếp đội hình 2. Tư thế kéo co Bên cạnh đội hình bạn cần có một tư thế vững chắc để có thể tạo được lực nhiều nhất. Theo sự hướng dẫn của các vận động viên kéo co chuyên nghiệp, bạn nên kẹp dây kéo co vào nách, chân đứng theo kiểu đứng tấn để có được lực trọng tâm lớn nhất. Nếu bạn thuận tay trái hãy đứng bên phải sợi dây, nếu bạn thuận tay phải thì đứng bên trái. Để tăng ma sát cho tay bạn có thể dùng một chút bột thoa lên tay giúp giảm mồ hôi không bị trơn. Bên cạnh đó có thể mang giày vải để tăng độ bám dính với mặt đất. Tư thế kéo co 3. Nhịp điệu kéo Kéo co cần một sự đồng điệu nhất định ở cá thể lực lẫn nhịp điệu. Bạn cần có người hô để tất cả mọi người cùng kéo khi đó sẽ tạo nên sự cân bằng cũng như lực kéo lớn
Kỹ thuật căn bản Vovinam – Việt Võ Đạo

Tư thế thủ Tư thế thủ là tư thế chuẩn bị, cơ bản, có lợi nhất cho việc phòng thủ và tấn công. Đứng ở thế thủ cơ bản chuẩn xác sẽ giúp người môn sinh Vovinam – Việt Võ Đạo có thể kịp thời phòng thủ hay sẵn sàng tấn công đối phương. Thực hiện tư thế thủ: Đứng ở tư thế nghiên, chân trái bước lên trước một bước, hơi rộng hơn vai, mũi chân trái quay vào trong, đầu gối trái chùng xuống, chân phải thẳng, mũi chân hướng về trước. Tay trái nắm đấm, gập khủy tay lại thành góc khoảng 90 độ, nắm đấm trái để cao ngang tầm mũi. Tay phải nắm đấm, gập khuỷu tay lại đặt trước ngực, nắm đấm phải để cao ngang cầm. Tư thế đứng: vai trái nhô ra trước, ngực hơi nghiêng, mắt nhìn thẳng, răng cắn chặt, đầu hơi thấp một chút. Các thế tấn căn bản Nhằm giữ vững trọng tâm và thăng bằng cho con người trong mọi tư thế, mọi trường hợp và để thể hiện những động tác tại chỗ một cách linh hoạt, vững chắc, chính xác và hữu hiệu Vovinam – Việt Võ Đạo có 5 thế tấn căn bản trong tập luyện tấn công và phòng thủ như Trung bình tấn, đinh tấn, trảo mã tấn, độc cước tấn, hồi tấn. Trung bình tấn Trung bình tấn Đứng nghiêm – Chân trái đứng làm trụ, chân phải bước ngang sang phải 1 bước rộng bằng vai, cùng lúc 2 tay nắm đấm để ngửa kéo sắt vào 2 bên hông, 2 chân chùng thấp, thân hơi nghiêng về trước, ngực nở. Đinh tấn: Đứng nghiêm – Chân trái đứng làm trụ, chân phải bước tới trước 1 bước dài, chùng xuống, cạnh bàn chân phải hướng tới trước, chân trái thẳng, hai tay nắm đấm để ngửa kéo sát ở 2 hông, trọng tâm dồn vào chân phải. Trảo mã tấn Đứng nghiêm – Chân phải đứng làm trụ, chân trái bước về trước khoảng 20-25 cm, mũi bàn chân cắm Trảo mã tấn Độc Cước Tấn Đứng nghiêm – Chân trái đứng làm trụ, chân phải co lên, mũi chân ngang, 2 nắm đấm để ngửa ở hông, trọng tâm dồn về chân trái. Độc cước tấn Hồi Tấn Đứng nghiên – Chân phải bước chéo ngang qua trái, cạnh trong bàn chân phải hướng sang trái, 2 nắm đấm để ngửa ở hông, trọng tâm về chân phải. Hồi Tấn Gạt cạnh tay (Đỡ) Kỹ thuật đỡ gạt trong Vovinam – Việt Võ Đạo được thực hiện bằng bàn tay khép chặt, được linh động sử dụng tùy theo dạng hình tấn công, sức mạnh, sự lanh lẹ của đối phương, bằng cách duy trì sự thăng bằng và tư thế của mình. Trong khi đỡ gạt, chúng ta cố gắng chuyển sức mạnh tấn công của đối phương thành lợi thế của mình. Cách hình thành bàn tay để gạt, chém: 4 ngón dài sát nhau, ngón cái khép chặt. Sau đây là những kỹ thuật đỡ gạt cơ bản của Vovinam – Việt Võ Đạo: Gạt cạnh tay số 1: Lòng bàn tay hướng phía trước, cạnh bàn tay hướng ra ngoài, hơi khép nách. Gạt cạnh tay theo hướng vẽ nửa vòng tròn, từ trong ra ngoài, xuất phát từ bên hông đi ngang che vùng mặt, cổ (chống hướng tấn công từ phía trước). Gạt cạnh tay số 1 Gạt cạnh tay số 2 Lòng bàn tay hướng ra sau, cạnh bàn tay hướng vào trong, hơi khép nách. Gạt nửa vòng tròn từ ngoài vào trong, từ trên xuống, đi ngang vùng mặt che đỡ khu vực mặt bụng (chống hướng tấn công từ phía trước). Gạt cạnh tay số 3 Lòng bàn tay hướng phía trước cạnh bàn tay hướng lên trên.Gạt đỡ từ dưới gạt lên trên, che đỡ đỉnh đầu (chống hướng tấn công từ phía trước). Gạt cạnh tay số 4 Lòng bàn tay hướng ra sau, cạnh bàn tay hướng xuống.Gạt đỡ từ trên gạt xuống hơi chếch ra trước (đỡ chặn hướng tấn công từ dưới lên). Chém cạnh tay Một trong những động tác dùng để tấn công trong Vovinam – Việt Võ Đạo là sử dụng các lối chém cạnh bàn tay (bàn tay khép chặt lên gân được sử dụng phối hợp với cùi chỏ và xoay cổ tay để tấn công, dồn hết sức khi chạm mục tiêu). Chém cạnh tay số 1 Tay khép chặt để bên vai đối diện (tay phải, vai trái), úp lòng bàn tay, cạnh tay hướng trước. Chém mạnh cạnh tay từ trong ra ngoài theo đường chéo từ trên Chém cạnh tay số 2 Tay khép chặt để bên vai cùng bên. Chém mạnh cạnh tay từ ngoài vào trong theo hướng chéo vào mục tiêu, lòng bàn tay hướng lên trên, tay còn lại đặt ở hông. Chém cạnh tay số 3 Tay khép chặt để trước ngực, cạnh tay hướng trước. Chém cạnh tay đẩy thẳng từ ngực ra trước vào cầm hoặc cổ đối phương. Chém cạnh tay số 4 Tay khép chặt, đặt ngửa ở hông. Chém cạnh tay đẩy ngửa thẳng vào cổ hoặc lườn. Đánh chỏ Đánh chỏ số 1 Chỏ đặt ngang ngực – Đánh chỏ theo đường chéo từ trên xuống, từ ngoài vào trong ngực, mặt, cổ. Đánh chỏ số 2 Chỏ đặt ngang ngực – Đánh chỏ vòng theo hướng từ trước ra sau từ trên cắm xuống, mục tiêu ngay phía sau lưng mình (chỏ lái). Đánh chỏ số 3 Chỗ đặt trước ngực – Đánh chỏ thốc từ dưới lên vào ngực, cằm. Đánh chỏ số 4: Đặt chỏ trước ngực – Đánh cắm chỏ theo hướng từ trên xuống, người hơi chùng. Đánh chỏ số 5: Chỏ đặt trước ngực – Đánh chỏ theo hướng chéo ngang từ ngoài vào trong.
Những lợi ích không tưởng từ hoạt động nhảy dân vũ

(PLVN) – Nhảy dân vũ không chỉ là một hoạt động vui nhộn và thú vị mà còn mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe và tinh thần. Từ việc cải thiện thể lực đến giảm căng thẳng và tăng cường sự tự tin, nhảy dân vũ đã trở thành một hình thức tập thể dục và biểu diễn phổ biến trên toàn thế giới. Cải thiện thể lực Dân vũ là một hoạt động giúp tăng cường hệ tim mạch và hô hấp. Khi chúng ta múa theo điệu nhạc, cơ thể phải làm việc nhiều, từ đó cải thiện sức mạnh và sức đề kháng của tim và phổi. Việc tăng cường sự cơ động và khả năng vận động của cơ thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Ngoài ra, dân vũ cũng là một hoạt động vận động toàn diện, giúp đốt cháy mỡ thừa và giảm cân. Nhảy dân vũ yêu cầu sự linh hoạt và sự điều chỉnh của cơ thể. Các động tác nhảy đa dạng như uốn cong, duỗi thẳng, xoay người, nhún nhảy,… giúp tăng cường khả năng điều chỉnh và sự linh hoạt của các khớp cũng như cơ bắp. Điều này có thể giúp ngăn ngừa chấn thương và cải thiện khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày một cách dễ dàng, linh hoạt và dẻo dai hơn. Nhảy dân vũ giúp cải thiện thể lực Khi nhảy, chúng ta thường phải sử dụng toàn bộ cơ thể, đặc biệt là cơ bắp chân và cơ bắp lưng. Việc thực hiện các động tác nhảy giúp tăng cường sức mạnh và sự phát triển của các nhóm cơ chính. Như vậy, nếu nhảy thường xuyên, cơ thể chúng ta cũng phần nào săn chắc, mạnh mẽ và khỏe mạnh hơn. Trong quá trình nhảy dân vũ, chúng ta cần phải tập trung vào việc duy trì sự cân bằng và điều chỉnh cơ thể của mình. Điều này không chỉ cải thiện khả năng cân bằng, mà còn tăng cường tư thế và giúp người tập duy trì tư thế đứng thẳng và đẹp trong cuộc sống hàng ngày. Tăng cường tinh thần Nhảy dân vũ là một hoạt động giải trí tuyệt vời, mỗi người tham gia đều cảm thấy vui vẻ và phấn khích. Mỗi khi nhảy, cơ thể chúng ta sản xuất ra endorphin (chất gây hưng phấn tự nhiên). Từ đó, chúng ta cảm thấy bớt căng thẳng, thư giãn và hạnh phúc. Nhảy dân vũ cũng là một cách tuyệt vời để giảm stress và giải tỏa áp lực của cuộc sống hàng ngày, tạo ra một trạng thái tinh thần tích cực. Nhảy dân vũ thường được thực hiện nhóm hoặc tập thể, tạo ra một cộng đồng đam mê và sự kết nối xã hội. Khi tham gia vào một nhóm nhảy dân vũ, chúng ta không chỉ gặp gỡ được những người bạn mới mà còn có một môi trường đầy hứng khởi với những người cùng đam mê, giúp đỡ nhau tiến bộ nhanh hơn. Nhảy dân vũ tạo sự kết nối trong xã hội Mỗi thành viên tham gia nhảy dân vũ cũng ngày càng tự tin hơn trong cuộc sống. Việc thực hiện các bước nhảy, cùng với việc biểu diễn trước đám đông khiến chúng ta cảm thấy tự tin hơn về bản thân và khám phá tiềm năng của mình.
Múa dân vũ: Ai cũng có thể múa, ai cũng có thể nhảy

Khác với Flashmob dùng những loại nhạc hiện đại thời thượng, dân vũ là điệu múa được thể hiện trên nền nhạc dân gian hoặc là các điệu nhảy dân gian. Nói như vậy thôi chứ các điệu múa dân vũ thực ra lại rất đơn giản, dễ nhớ, dễ tập để bất kì ai cũng có thể nhảy theo được. Các điệu múa dân vũ thường có sự tham gia của nhiều người, mang tính cộng đồng cao. Mỗi điệu múa đều ẩn chứa một câu chuyện riêng, thể hiện đậm nét các giá trị văn hoá của cộng đồng, của dân tộc. Để nói về dân vũ, người ta có thể chia làm 3 loại: dân vũ lễ hội, dân vũ đời sống và dân vũ sử thi. Cả 3 loại này đều có điểm chung là thông qua điệu múa, kể những câu chuyện muôn màu trong cuộc sống. Nếu như dân vũ lễ hội được dùng để thể hiện các điểm đặc trưng của mỗi lễ hội, với một số bài dân vũ đặc trưng cho loại hình này như bài “Té nước” trong lễ hội té nước ở Thái hoặc bài “Cà chua” trong lễ hội ném cà chua ở Tây Ban Nha. Thì dân vũ đời sống là một lời kể nhẹ nhàng êm ái về cuộc sống hàng ngày, được lãng mạn hoá qua điệu nhảy nhưng vẫn giữ được những điểm đặc trưng trong đời sống của người dân. Còn loại hình thứ ba, dân vũ sử thi, lại là những điệu nhảy đầy tự hào, mang đầy dấu ấn lịch sử dân tộc như Việt Nam có bài “Uy vũ” nói về văn minh lúa nước với săn bắn hái lượm hay như Nhật Bản có bài “Soran Bushi” nói về đấu tranh với quái vật. Có thể thấy, các điệu múa dân vũ thật muôn màu muôn vẻ, mang đậm các dấu ấn lịch sử, giá trị văn hoá và truyền thống của mỗi dân tộc với mỗi bài múa lại kể một câu chuyện riêng. Bên cạnh đó, chẳng cần sân khấu hào nhoáng, múa dân vũ có thể được biểu diễn ở bất kì đâu, có lẽ bởi vậy mà những điệu nhảy này càng có thể ảnh hưởng tới nhiều người hơn. Với chủ đề “Bình tĩnh sống” cho mùa WeChoice năm nay, WeDo của chúng tôi mong muốn được kể cho mọi người câu chuyện về 47 thầy giáo dạy trẻ tại một vùng núi hẻo lánh, trập trùng ở Nghệ An. Từ bỏ một cuộc sống đầy vui thú nơi thành phố, các thầy giáo đã dũng cảm làm một việc mà chẳng phải ai cũng dám làm. Các thầy đã chấp nhận cuộc sống khắc khổ lên tận vùng núi hẻo lánh để mang cái chữ cho trẻ em nơi này. Những người vốn đã quen với cuộc sống đủ đầy nơi thành thị có lẽ sẽ chẳng thể tưởng tượng về cuộc sống ở một nơi chẳng có điện, chẳng có đủ đồ ăn, cũng chẳng có những phương tiện giải trí thông thường. Thậm chí, có những ngày mưa, con đường lên núi không thể đi được bằng các phương tiện thông thường, cảnh các thầy giáo bê xe đạp vượt qua con đường đầy bùn đất chẳng hề lạ lẫm chút nào. Vậy mà chẳng một lời kêu ca, các thầy vẫn tiếp tục lựa chọn cuộc sống đầy khó khăn này. Không sống một cuộc sống vội vã theo guồng quay xã hội, ngay giữa nơi kham khổ của núi rừng hoang vu, các thầy đã thật sự sống thật bình tĩnh giữa cuộc đời. Cứ yêu thương, cứ nhân ái và nhiệt huyết với niềm mong mỏi mang lại thật nhiều điều ý nghĩa cho cuộc đời, chỉ vậy thôi mà đã thấy cuộc sống đẹp lắm rồi. 47 thầy giáo trường tiểu học Tri Lễ là nguồn cảm hứng cho điệu múa dân vũ sắp tới mà WeDo muốn gửi tặng cộng đồng. Lấy cảm hứng từ câu chuyện của 47 thầy giáo nói trên, một điệu múa dân vũ đã hình thành với mong muốn lưu giữ, lan truyền những giá trị tinh thần tốt đẹp trong cuộc sống. Điệu múa dân vũ sẽ do chính 47 thầy giáo cùng tham gia, kể một câu chuyện đẹp về giáo dục, sự gắn bó & tình cảm của con người miền núi. Hãy cùng đón xem điệu múa dân vũ mà WeDo mang tới lần này sẽ thế nào nhé. “Là thương hiệu luôn nỗ lực đồng hành cùng điệu múa dân vũ cũng như các hoạt động cộng đồng, hơn ai hết, VinaPhone thấu hiểu nỗi vất vả và sự hi sinh cao đẹp của các thầy trong hành trình “cõng” chữ lên núi. Thông qua điệu múa dân vũ, VinaPhone và những nghệ sĩ trẻ muốn tri ân, tôn vinh một câu chuyện đẹp và biến dân vũ trở thành một hoạt động, nét văn hóa cho trẻ em và người lớn tại Tri Lễ, nơi mà điều kiện vật chất và giải trí còn quá thiếu thốn. Và sâu xa hơn nữa, VinaPhone hướng tới sự đồng cảm và cùng đồng hành với những người trẻ để lan tỏa những giá trị tinh thần, cảm hứng sống tốt đẹp đến cộng đồng, như sứ mệnh đã làm với rất nhiều cảm hứng khác.
Dân vũ – điệu nhảy của sự kết nối

(PLVN) – Không chỉ mang tính cộng đồng cao, dân vũ còn tạo nên sự gần gũi, thân thiện và có sức lan tỏa rộng từ quốc gia này sang quốc gia khác, từ mọi lứa tuổi đến mọi ngành nghề ai cũng có thể tham gia. Loại hình nghệ thuật này có thể giúp một người xa lạ dễ dàng hòa nhập với đám đông. Dân vũ là gì? Dân vũ hay điệu múa dân gian (tiếng Anh: folk dance) là những vũ đạo phản ánh cuộc sống của người dân một quốc gia hoặc một khu vực lãnh thổ nhất định. Thuật ngữ “truyền thống” hay “dân tộc” thường dùng để nhấn mạnh đến cội nguồn văn hóa của điệu múa, cho nên hiểu theo nghĩa này thì hầu hết điệu dân vũ cũng chính là điệu múa dân tộc. Chính vì vậy mà mỗi điệu nhảy lại mang màu sắc văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc. Theo tìm hiểu, dân vũ là các loại điệu nhảy dân gian, hoặc nhảy dựa trên nền nhạc dân gian. Cũng chính vì thế mà mỗi điệu nhảy lại mang màu sắc văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc. Tuy nhiên, không phải tất cả các điệu múa dân tộc đều là dân vũ; ví dụ những điệu múa trong các nghi lễ hoặc có nguồn gốc nghi lễ, tuy chúng là điệu múa của một tộc người nhưng không được coi là dân vũ. Mọi người có thể nhảy dân vũ ở mọi nơi Một số đặc điểm của điệu nhảy dân vũ Dân vũ không bắt buộc phải trình diễn trên sân khấu, trái lại, mọi người có thể nhảy dân vũ ở sân trường, công viên, sân vận động, bãi biển hay đơn giản chỉ ở một bãi đất rộng. Do vậy, hoạt động này thường được sử dụng phổ biến trong các buổi sinh hoạt tập thể, gặp mặt bạn bè, dã ngoại…. Không chỉ mang tính cộng đồng cao, dân vũ còn tạo nên sự gần gũi, thân thiện và có sức lan tỏa rộng từ quốc gia này sang quốc gia khác, từ mọi lứa tuổi đến mọi ngành nghề ai cũng có thể tham gia. Loại hình nghệ thuật này có thể giúp một người xa lạ dễ dàng hòa nhập với đám đông. Dưới đây là một số đặc điểm riêng của nhảy dân vũ: – Các buổi nhảy múa thường do những người ít hoặc không được đào tạo chuyên nghiệp về múa tổ chức tại những buổi tụ tập, thường được tập trên nền nhạc cổ truyền, nhạc dân gian. – Các điệu nhảy thường không dành cho biểu diễn công cộng hoặc đưa lên sân khấu, mặc dù về sau người ta có thể dàn dựng và đưa chúng lên sân khấu. – Các điệu dân vũ được kế thừa từ đời này sang đời khác mà ít có đổi mới (mặc dù truyền thống dân gian thay đổi dần theo thời gian). – Các vũ công tập nhảy dân vũ bằng việc quan sát những người đi trước nhảy, hoặc được người đi trước dạy lại chứ không phải học một cách chính thức và bài bản. Các buổi nhảy múa thường do những người ít hoặc không được đào tạo chuyên nghiệp về múa tổ chức. Phân loại dân vũ Người ta thường chia dân vũ làm 3 loại: dân vũ lễ hội, dân vũ đời sống và dân vũ sử thi. Cả 3 loại này đều có điểm chung là thông qua điệu múa, kể những câu chuyện muôn màu trong cuộc sống. Dân vũ lễ hội được dùng để thể hiện các điểm đặc trưng của mỗi lễ hội, với một số bài dân vũ đặc trưng cho loại hình này như bài “Té nước” trong lễ hội té nước ở Thái hoặc bài “Cà chua” trong lễ hội ném cà chua ở Tây Ban Nha. Dân vũ đời sống là một lời kể nhẹ nhàng êm ái về cuộc sống hàng ngày, được lãng mạn hoá qua điệu nhảy nhưng vẫn giữ được những điểm đặc trưng trong đời sống của người dân. Dân vũ sử thi, lại là những điệu nhảy đầy tự hào, mang dấu ấn lịch sử dân tộc như Việt Nam có bài “Uy vũ” nói về văn minh lúa nước với săn bắn hái lượm hay như Nhật Bản có bài “Soran Bushi” nói về đấu tranh với quái vật.
Tài liệu tập huấn “Hướng dẫn tổ chức hoạt động truyền thông về thể thao và sức khỏe trong trường học”

Tài liệu “Hướng dẫn tổ chức hoạt động truyền thông về thể thao và sức khỏe trong trường học” là nguồn tài nguyên thiết thực hỗ trợ các cơ sở giáo dục nâng cao nhận thức và thúc đẩy hoạt động thể chất trong học sinh. Được phát triển từ dự án “Sáng kiến hợp tác thể thao vì sức khỏe cộng đồng,” tài liệu cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách tổ chức các hoạt động truyền thông sáng tạo, góp phần thay đổi hành vi và giảm tỷ lệ thiếu vận động thể chất. Đây là công cụ hữu ích để các trường học tạo nền tảng cho sức khỏe bền vững và tương lai phát triển toàn diện của thế hệ trẻ.
Vovinam nhí và những lợi ích không ngờ

Vovinam nhí mang đến những lợi ích tuyệt vời như giúp cơ xương chắc khỏe, sự tự tin, bền bỉ, quyết tâm, tập trung, tính kỷ luật, tinh thần đồng đội và khơi dậy niềm tự hào dân tộc. 1. Lợi ích của việc học võ Vovinam Vovinam hay còn gọi là Việt Võ Đạo, được cố võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1938. Hiện nay, môn võ này đã quy tụ rất nhiều môn sinh ở hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Lợi ích của việc học võ là giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, trí tuệ và tinh thần, Vovinam cũng không ngoại lệ. Vovinam trang bị cho trẻ “chất thép” để đối diện với thử thách, dạy trẻ quyết tâm vượt qua mọi khó khăn trong học tập và cuộc sống. Nhờ những động tác võ thuật như đấm, đá, nhảy, bật, giãn cơ,… hệ xương của trẻ luôn chắc khỏe. Bên cạnh đó, sự vận động linh hoạt toàn thân giúp đốt cháy calo, kiểm soát cân nặng, độc tố được đào thải ra khỏi cơ thể, khí huyết lưu thông và tăng cường hệ miễn dịch. Vovinam không chỉ giúp trẻ có được sức khỏe, mà còn là “người thầy” dạy trẻ tự tin, phản xạ nhanh khi bị tấn công, trở thành người có ích cho gia đình, nhà trường và xã hội. Vovinam rèn cho trẻ khả năng tập trung nhờ việc lắng nghe, quan sát các động tác mới mà giáo viên hướng dẫn. Tập trung, ghi nhớ tốt giúp trẻ có được kết quả cao trong học tập và nắm bắt mọi cơ hội thành công trong tương lai. Vovinam nhí còn dạy trẻ kỹ năng giao tiếp và đạo làm người. Đó là lòng khoan dung, độ lượng, khiêm tốn, tôn trọng, gần gũi và thân thiện. Vovinam giúp đầu óc thư giãn, giảm stress sau những giờ học tập căng thẳng. Theo một số nghiên cứu, trẻ em được tham gia lớp võ sẽ học được cách tôn trọng người khác, kiểm soát bản thân tốt hơn và sẵn sàng giúp đỡ các bạn khi bị bắt nạt. Không chỉ bạn nam, các bạn nữ cũng phù hợp với Vovinam bởi môn võ này vừa có nhu, vừa có cương. Kỹ thuật khóa gỡ sẽ giúp các bạn nữ có thể tự vệ trong trường hợp bị nắm tóc, nắm tay, khóa cổ hoặc tấn công từ phía sau. Môn võ này cũng giúp các bạn nữ trở nên điềm tĩnh, thùy mị và trưởng thành hơn. 2. Nestle MILO luôn đồng hành cùng phong trào thể thao học đường Nestle Việt Nam thông qua thương hiệu Nestle MILO luôn đồng hành cùng phong trào thể thao học đường, hướng đến mục tiêu nuôi dưỡng và phát triển thế hệ trẻ em Việt Nam năng động. Cụ thể, Nestle MILO đã phối hợp cùng Liên đoàn Vovinam TP.HCM – Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. HCM tổ chức Hội khỏe Phù Đổng môn Vovinam lần III (năm học 2019 – 2020). Nestle MILO còn nỗ lực mang đến nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng, góp phần phát triển thế hệ Việt Nam khỏe mạnh, năng động. Protomalt là thành phần đặc biệt trong sữa MILO, được chiết xuất từ mầm lúa mạch nguyên cám, chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như canxi, protein, axit amin, vitamin B, vitamin C, carbohydrate. Hợp chất Activ-Go vươn xa, được nghiên cứu và phát triển bởi Nestle Thụy Sĩ, là sự kết hợp hoàn hảo giữa Protomalt, vitamin và khoáng chất, giúp cơ xương khỏe mạnh, tăng cường sự tập trung, ghi nhớ tốt và năng lượng bền bỉ để học tập, vui chơi và rèn luyện thể thao. Vovinam nhí giúp xương chắc khỏe, tinh thần thoải mái, trí tuệ minh mẫn và giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính. Sau những giờ luyện tập vất vả, đừng quên “tiếp lửa” cho trẻ bằng sữa MILO mẹ nhé!
Vovinam Việt Nam lần đầu tiên vô địch thế giới hạng cân 92kg

Trong những ngày qua, đội tuyển Vovinam Việt Nam thi đấu rất thành công tại Giải vô địch Vovinam thế giới 2023, mang về những tấm Huy chương vàng quý giá ở nhiều hạng cân gồm: Lê Nguyễn Hoài Nam (57kg nam), Bùi Thị Thảo Ngân (66kg nữ), Nguyễn Tứ Cường (ngũ môn quyền), Nguyễn Thị Ngọc Trâm (long hổ quyền), Bùi Xuân Nhật (48kg nam), Lê Ngọc Vĩnh (60kg nam)… Võ sĩ Nguyễn Hữu Toàn ăn mừng chiến thắng. Đáng chú ý là tấm Huy chương vàng nội dung đối kháng hạng 92kg của vận động viên Nguyễn Hữu Toàn. Võ sĩ Nam Định đã thi đấu ấn tượng với tâm thế tự tin, đấu pháp hợp lý để lần lượt đánh bại các đối thủ đến từ Nga, Romani, Libya, Iran, Algeria… Đặc biệt, trong trận chung kết, Nguyễn Hữu Toàn vượt qua đối thủ người Nga sau 3 hiệp đấu kịch tính với tỷ số chung cuộc 5-3 để lên ngôi vô địch. Đây là lần đầu tiên, Việt Nam giành tấm Huy chương vàng Vovinam thế giới hạng cân 92kg, đồng thời, cũng là kết quả tốt nhất của thể thao Nam Định tại đấu trường thế giới. Nguyễn Hữu Toàn (giữa, bên trái) trên bục nhận huy chương. Thành tích của Hữu Toàn cho thấy sự quan tâm đầu tư của tỉnh Nam Định nói chung và ngành thể thao nói riêng đối với các môn thể thao thành tích cao, trong đó có Vovinam. Giải vô địch Vovinam thế giới lần thứ 7 năm 2023 diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 22 đến 30-11, ghi nhận số lượng vận động viên tham gia đông nhất trong lịch sử với 650 vận động viên, huấn luyện viên đến từ 35 quốc gia và vùng lãnh thổ. Giải đấu bao gồm 44 bộ huy chương với 26 nội dung quyền và 18 hạng cân đối kháng.
Sổ tay “Thể thao vì sức khỏe dành cho cha mẹ”

Sổ tay “Thể thao vì sức khỏe dành cho cha mẹ” là tài liệu hữu ích, đồng hành cùng phụ huynh trong việc xây dựng lối sống năng động, lành mạnh cho cả gia đình. Với thông tin khoa học và các giải pháp thực tiễn, sổ tay nhấn mạnh vai trò quan trọng của hoạt động thể chất và thể thao trong việc nâng cao sức khỏe toàn diện, giảm nguy cơ bệnh tật, và gắn kết tình cảm gia đình. Đây là sản phẩm từ sáng kiến của IOC và WHO, mang đến nguồn cảm hứng để cha mẹ cùng con khởi đầu hành trình phát triển bền vững và tràn đầy niềm vui.
Lịch sử hình thành và phát triển của môn võ Vovinam

Vovinam – Việt Võ Đạo là môn võ được võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1936 với mục đích thúc đẩy môn sinh luôn luôn canh tân bản thân, và hướng thiện về thể chất lẫn tinh thần. Vovinam – Việt Võ Đạo là môn võ được võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1936 nhưng lúc này hoạt động âm thầm, đến 1938 mới đem ra công khai đồng thời ông đề ra chủ thuyết “cách mạng tâm thân” để thúc đẩy môn sinh luôn luôn canh tân bản thân, và hướng thiện về thể chất lẫn tinh thần. Vovinam là cách viết tắt của cụm từ “Võ Việt Nam” để dễ đọc. Bên cạnh việc tập luyện võ thuật, binh khí, các võ sinh còn tập luyện nhuyễn công, khí công và coi trọng việc trau dồi nhân tính. Vovinam có đòn bay cao kẹp cổ nổi tiếng, luôn có mặt trong các buổi biểu diễn. Trong các môn võ của Việt Nam, Vovinam Việt Võ Đạo được phát triển qui mô và rộng lớn nhất với nhiều môn sinh ở nhiều nơi trên thế giới như Ba Lan, Bỉ, Campuchia, Đan Mạch, Đức, Hoa Kỳ, Maroc, Na Uy, Nga, Pháp, Romania, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Singapore, Uzbekistan, Thái Lan, Ý, Úc,… 1 Lịch sử hình thành môn võ Vovinam – Người sáng lập Vovinam là võ sư Nguyễn Lộc. – Năm 1938, võ sư Nguyễn Lộc giới thiệu Vovinam ra công chúng. – Năm 1960, võ sư Nguyễn Lộc mất. Từ 1960, võ sư Lê Sáng tiếp nhận chức Chưởng Môn môn phái và chịu trách nhiệm phát triển và quảng bá rộng rãi Vovinam ra toàn thế giới. Ở Pháp giáo sư Phan Hoàng có công gầy dựng nền móng phát triển Vovinam ở Âu châu kể từ thập niên 1970. Trong khi đó ở miền Nam Việt Nam kể từ năm 1966 trở đi, môn Vovinam được đưa vào giảng dạy ở một số trường công lập thuộc nền Giáo dục Việt Nam Cộng hòa. Tháng 10 năm 2007, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Việt Nam (VVF) diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 9 năm 2008, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Quốc tế (IVF) diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau đổi tên thành Liên đoàn Vovinam thế giới (WVVF) Tháng 2 năm 2009, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Châu Á (AVF) diễn ra tại Tehran. Ngày 31 tháng 3 năm 2010, Chưởng Môn Lê Sáng ký quyết định thành lập Hội Đồng Võ Sư Chưởng Quản Môn Phái. Người đứng đầu hội đồng này được gọi dưới danh hiệu là Chánh Chưởng Quản và là người đứng đầu môn phái. Như vậy, danh xưng Chưởng Môn trong môn phái sẽ không còn dùng trong tương lai nữa. Kể từ đây, khi gọi Sáng Tổ Nguyễn Lộc, Chưởng Môn Lê Sáng thì đó là những danh hiệu riêng biệt, liên quan đến những thời kỳ đặc biệt của môn phái. Cũng kèm theo đó, võ sư Nguyễn Văn Chiếu được bổ nhiệm làm Chánh Chưởng Quản môn phái. Ngày 27 tháng 9 năm 2010, võ sư Chưởng Môn Lê Sáng qua đời. Ngày 16 tháng 10 năm 2010, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam châu Âu (EVVF) diễn ra tại Paris 2 Đặc trưng kỹ thuật môn võ Vovinam Dựa trên nền tảng võ và vật dân tộc, đồng thời nghiên cứu tinh hoa của các môn võ khác trên thế giới để dung nạp, thái dụng và hóa giải, nhất là cải tiến nền tảng kỹ thuật của mình theo nguyên lý Cương – Nhu phối triển, hệ thống kỹ thuật (đòn thế, bài bản…) của môn phái Vovinam khá phong phú, đa dạng và mang một số nét đặc trưng. 3 Tính thực dụng của Vovinam Đây là đặc trưng nổi bật nhất của Vovinam. Thay vì phải mất một thời gian luyện tấn, đi quyền rồi mới học phân thế; võ sinh Vovinam được Huấn luyện viên hướng dẫn ngay các thế khóa gỡ (khi bị nắm tóc, nắm áo, nắm tay, bóp cổ, ôm ngang…), phản đòn căn bản (khi bị đấm, đá, đạp…) song song với những kỹ thuật gạt, đấm, đá, chém, té ngã… ngay từ các buổi tập đầu tiên. Đây là tư duy khá mới mẽ của cố võ sư Nguyễn Lộc vào những năm cuối thập kỷ 30, nhằm giúp võ sinh có thể tự vệ hữu hiệu được ngay. Tính thực dụng đó không những phù hợp với hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ mà càng hợp lý và có giá trị đối với thời đại ngày nay, vì võ sinh không chỉ tập trung thời gian cho việc luyện võ mà còn có nhiều nhu cầu và nhiệm vụ thiết yếu như: học hỏi thêm một số lãnh vực khác (văn hóa, nghiệp vụ…) cũng như giải trí, làm việc để mưu sinh… 4 Tính liên hoàn Đặc trưng tiếp theo là tính liên hoàn. Một đòn thế Vovinam tung ra luôn luôn phải có tối thiểu 3 động tác. Thí dụ: muốn phản đòn đấm thẳng tay phải của đối phương, võ sinh sẽ bước chân trái sang bên trái cùng lúc dùng tay phải gạt tay đấm đối phương để tránh né ; sau đó phản công bằng cách dùng tay trái chém vào mắt hay mặt và kết thúc bằng cú đấm thấp tay phải vào bụng đối phương ; hoặc thế chiến lược (liên hoàn tấn công) số 1 bao gồm cú chém úp bàn tay vào mắt hoặc mặt, bồi thêm cú đấm thấp tay phải vào bụng và tiến chân phải lên dùng chỏ phải đánh vào thái dương của đối phương. Nói chung , có thể đó là những động tác liên hoàn bằng tay (chém, xỉa, đấm, bật, chỏ…), hay bằng chân (đá, đạp, quét, cài, móc…), hoặc đòn tay