Vovinam là gì? Những điều cần biết về môn võ truyền thống việt nam

Thực tế hiện nay các bạn trẻ Việt Nam rất ưa chuộng và lựa chọn môn võ cổ truyền Vovinam. Nhưng cũng nhiều người chưa hiểu Vovinam là gì? Nếu như bạn muốn học và muốn tìm hiểu về môn võ thuật này thì hãy theo dõi ngay bài viết sau đây nhé. Vovinam là gì? Vovinam là một môn võ rất đặc biệt được hình thành trên tất cả các môn phái võ cổ truyền Ngoài ra nó còn tiếp thu được nhiều xu hướng mới. Hiện nay chúng được phổ biến mạnh mẽ trên toàn đất nước ta nhưng cũng chưa được xếp vào danh sách quốc võ. Chúng được xem như sự quy tụ của tất cả những linh hồn võ của Việt Nam Những thông tin của Việt Võ Đạo Việt Võ Đạo người ta còn gọi là Vovinam, môn võ này được sáng tạo do võ sư Nguyễn Lộc vào năm 1936. Trong thời điểm đó nó hoạt động một cách âm thầm lặng lẽ. Tận đến năm 1938 mới công khai môn Vovinam này. Mặc dù được sáng lập vào những thập niên năm 1930 nhưng tận đến năm 1970 thì môn võ này với được phát triển và vươn ra ngoài quốc tế. Đến nay môn võ này được phát triển rất nhiều nơi trên toàn thế giới. Năm 2007 Liên đoàn Vovinam bắt đầu ra đời. Trong thời gian 5 năm tiếp theo một số Liên đoàn Vovinam mang tầm cỡ châu lục và thế giới cũng mới bắt đầu ra đời đánh giá sự phát triển nhảy vọt của Vovinam Việt Nam. Xem các sản phẩm: Trang phục tập Gym Khi đã được quốc tế hóa môn võ này được biết đến nhiều hơn với cái tên Vovinam. Cũng chính là gọi về nền võ thuật và võ đạo của Việt Nam. Cùng với sự luyện tập về binh khí và võ thuật, các môn sinh của môn phái này phải tập khí công và ngoại công đồng thời cũng phải trau dồi nhân cách của mình nữa. Một nét đẹp riêng của môn phái này là những cú đòn đánh kẹp cổ và bay cao rất nổi tiếng. Học Vovinam như một hình thức để tự vệ và phòng thân trước thời đại có nhiều tệ nạn và cướp giật hoành hành. Để có hiệu quả, người học cần xây dựng cho mình một kế hoạch học tập chi tiết. Tại Việt Nam có nhiều môn võ khác nhau nhưng Vovinam là một môn võ được nhiều người ưa thích nhất. Vovinam niềm tự hào của võ thuật Việt Nam Ngày nay Vovinam là một môn võ được sáng lập dựa trên môn võ cổ truyền Việt Nam. Nó cũng là được kết hợp tinh hoa của các môn võ trên thế giới. Môn võ này có một đặc điểm là sử dụng đòn tay không chân, cùi chỏ, gối và một số loại vũ khí như côn ,dao, mã tấu, đao, kiếm… Được thành lập từ năm 1936 cho đến nay đã có 84 năm phát triển và trưởng thành. Và hiện nay thế giới đã công nhận môn võ thuật này. Môn võ thuật này hiện nay đã được đưa vào các giải thi võ thuật trên toàn thế giới. Vovinam được kết hợp hoàn hảo giữa nền võ thuật của Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc hình thành nên môn phái độc đáo này. Vovinam đã qua nhiều bước thăng trầm và đến nay đã phát triển vượt bậc. Môn võ này được rất nhiều người quan tâm và chú ý. Đặc biệt là các bạn trẻ có niềm đam mê yêu võ thuật. Lựa chọn học Vovinam là một phương pháp tối ưu cho những người muốn phòng thân và đam mê võ thuật.
Kéo co – Môn thể thao dân gian

Xuân về, các miền quê trong tỉnh lại sôi động tổ chức lễ hội với các môn thể thao truyền thống, các trò chơi dân gian gắn với lịch sử văn hóa truyền thống của mỗi địa phương. Trong đó, môn kéo co được tổ chức trong nhiều lễ hội, các sự kiện thể thao ở cấp cơ sở. Kéo co được sinh ra và nuôi dưỡng bởi cộng đồng, là sinh hoạt văn hóa lâu đời. Trong các lễ hội, kéo co thường có trong phần hội, thể hiện tinh thần tập thể, tính kỷ luật, sức mạnh đoàn kết của cả cộng đồng, ý chí vươn lên giành chiến thắng, rèn luyện thể chất. Kéo co có cách thức tổ chức, đạo cụ và địa điểm thi đấu rất đơn giản. Một cuộc kéo co có 2 đội, số lượng người đều nhau. Hai đội sẽ cùng nắm chắc vào một sợi dây thừng dài khoảng 30m, điểm giữa của dây được đánh dấu bằng một dây lụa đỏ làm mốc. Khi hiệu lệnh vang lên, các thành viên của mỗi đội chơi nắm chặt hai tay vào dây, đội nào kéo được điểm đánh dấu về phía mình là đội đó thắng cuộc. Mỗi cuộc thi đấu gồm 3 keo, đội nào thắng liên tiếp 2 keo thì đội đó giành phần thắng, không cần thi đấu keo thứ 3. Mỗi hiệp thường chỉ kéo dài vài phút, thời lượng do ban tổ chức quy định, do vậy đòi hỏi các thành viên của mỗi đội chơi phải rất cố gắng. Tại tỉnh ta trong các lễ hội, khi môn kéo co diễn ra, không khí sẽ trở nên vô cùng náo nhiệt. Từ những người trực tiếp kéo co đến những người phục vụ đội kéo co và cả người dân đến dự, đều náo nức tham gia, cổ vũ vô tư, không vụ lợi hay mang tâm lý thắng thua. Hằng năm, xã Xuân Hồng (Xuân Trường) đều tổ chức thi kéo co có sự tham gia của 6 giáp: giáp Cựu, giáp Đông Đoài, giáp Ninh Thọ, giáp Phố, giáp Phú Yên 1 và giáp Phú Yên 2. Đây là một trong những hoạt động văn hóa, thể dục thể thao đặc sắc tại lễ hội làng Ngọc Tiên được tổ chức từ ngày 12-15 tháng Giêng để tưởng nhớ công ơn của vị Thành hoàng làng đã có công xây dựng làng xã. Địa điểm thi đấu là một dải đất dài nằm giữa hai con kênh phía trước chùa Ngọc Tiên, vị trí này không những tạo thuận lợi cho người xem mà còn giúp cuộc thi đấu diễn ra an toàn, đẹp mắt. Mỗi giáp tham gia kéo co với số lượng 15 người có phân công đội trưởng, đội phó (những người giữ nhịp trong thi đấu). Trước khi thi đấu, các đội đều tập luyện trong khoảng 1 tháng để làm quen với những nhịp giữ, giằng, tiếng hò lấy sức… Các đội thi đấu liên tục trong 3 ngày theo thể thức vòng tròn, đội cao điểm nhất sẽ giành chức vô địch. Mỗi trận sẽ thi đấu 3 hiệp, mỗi hiệp 3 phút (hoặc kết thúc ngay khi vạch giữa dây được kéo qua mốc phía đối thủ), mỗi trận thắng sẽ được tính 3 điểm. Hải Hậu là một trong những địa phương có phong trào kéo co mạnh của tỉnh. Xã Hải Thanh nhiều năm duy trì tổ chức giải kéo co có sự tham gia của 13 đội đại diện cho 13 xóm. Giải diễn ra theo 3 nội dung: kéo co nam, kéo co nữ, kéo co phối hợp nam nữ. Trên nền tảng phong trào kéo co tại các địa phương trong huyện phát triển mạnh, Trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện Hải Hậu đã tuyển chọn đội tuyển có nhiều vận động viên sức khỏe, thể lực tốt. Tham gia thi đấu bộ môn kéo co tại Đại hội Thể dục thể thao tỉnh, các vận động viên kéo co huyện giành giải nhất ở 3 nội dung nữ, nam, nam nữ phối hợp. Nhiều địa phương khác trong tỉnh duy trì tổ chức các giải kéo co hằng năm như các xã Giao Hải, Giao Thịnh (Giao Thủy); Thị trấn Ninh Cường, làng Kênh, Thị trấn Cổ Lễ (Trực Ninh); xã Hiển Khánh (Vụ Bản); xã Nam Vân (Thành phố Nam Định)… Theo thống kê sơ bộ, toàn tỉnh có khoảng 20 lễ hội có tổ chức môn kéo co vào dịp đầu xuân và trên 50 đơn vị cấp xã, phường, thị trấn tổ chức nội dung kéo co vào Ngày hội Văn hóa – Thể thao hằng năm. Với thể thức thi đấu đơn giản, không tốn kém, kéo co thường được các cơ quan, đơn vị, trường học tổ chức trong các sự kiện văn hóa, thể thao lớn thu hút đông đảo người dân tham gia như hội làng, ngày hội văn hóa – thể thao truyền thống ở địa phương, các kỳ đại hội thể dục thể thao các cấp trong tỉnh. Tuỳ thuộc vào lực lượng, các đội tham gia kéo co là nam hoặc nữ, hoặc cả nam lẫn nữ. Đặc biệt, môn kéo co được các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trong tỉnh lựa chọn tổ chức cho học sinh vui chơi trong những giờ nghỉ giải lao giữa các tiết học, trong các giải kéo co chào mừng kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11), Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15-5), Ngày thành lập Đoàn (26-3), các kỳ Hội khỏe Phù Đổng. Kéo co không đơn giản là môn thể thao vui chơi mà còn có tác dụng giúp học sinh có thời gian giải trí hữu ích sau những giờ học căng thẳng, rèn luyện tính tập thể… Hằng năm, vào dịp kỷ niệm
Kỹ thuật kéo co đúng cách để đạt hiệu quả tối đa

Kéo co là trò chơi dân gian, có lịch sử lâu đời và thường được chơi trong các lễ hội, trường học hay trong các buổi ngoại khóa, Team Building của cơ quan,… Thực tế, kéo co là 1 trò chơi mang tính động đội cao và tham gia vào trò chơi này sẽ giúp các thành viên trong đội hiểu nhau hơn, thắt chặt tinh thần tập thể. Theo chia sẻ của các VĐV chuyên nghiệp, để dành chiến thắng trong cuộc thi kéo co, đội tham gia cần phải đoàn kết và kết hợp với kỹ thuật kéo co chuẩn. Vậy bạn đã biết, kỹ thuật kéo co đúng cách là như thế nào để giúp đội chúng ta dễ dàng dành được chiến thắng khi tham gia trò chơi kéo co này hay chưa? Nếu chưa, hãy tìm hiểu ngay kỹ thuật kéo co đúng cách đã được Dụng Cụ Thể Dục tham khảo từ các vận động viên kéo co và chia sẻ dưới đây nhé !\ 1. Vào tư thế kéo co đúng kỹ thuật Cách đứng trụ khi kéo co vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến lực kéo và đây là kỹ thuật kéo co mà bạn cần quan tâm đầu tiên khi tham gia thi đấu. Theo các vận động viên thi đấu kéo co chuyên nghiệp, tạo được tư thế kéo co đúng kỹ thuật sẽ tạo ra được sự vững chãi và huy động lực tốt hơn khi kéo co. Kinh nghiệm vào tư thế kéo co của các vận động viên đó là, cần kẹp dây thừng kéo co vào nách thật chặt, người hơi ngả về phía sau một chút và chân mở rộng hơn vai sao cho cảm giác thoải mái nhất, tuy nhiên bạn cũng không nên choãi chân quá rộng và sử dụng cả hai chân để làm mỏ neo. Nếu tay thuận của bạn là tay phải thì bạn nên đứng về bên trái của dây kéo để giúp vận được nhiều lực hơn khi kéo và ngược lại, nếu thuận tay trái thì bạn nên đứng về bên phải của dây. Ngoài ra, để tăng hệ số ma sát giữa chân với đất và tăng độ bám đất thì bạn nên chuẩn bị cho mình một đôi dày vải, có nhiều gân dưới đế và rãnh sâu để sử dụng khi thi đấu kéo co. Tư thế kéo co đúng kỹ thuật Các vận động viên kéo co còn đưa ra lời khuyên rằng, trong quá trình thi đấu kéo co, bạn cần phải nắm dây thừng kéo co thật chắc để giúp tạo điểm ma sát lớn giữa tay và dây, nhằm tránh trường hợp dây thừng bị trơn trượt khỏi tay hoặc bị xước da bàn tay trong quá trình thi đấu. Đây là một kỹ thuật kéo co mà bạn cần phải áp dụng cho mình nếu muốn dành chiến thắng khi thi đấu trò chơi kéo co. 2. Sắp xếp đội hình kéo co hợp lý Điều quan trọng thứ hai để có thể dành chiến thắng khi tham gia trò chơi kéo co đó là bạn cần phải biết cách sắp xếp đội hình thi đấu kéo co sao cho hợp lý. Bố trí đội hình kéo co cân đối sẽ giúp toàn đội tạo ra lực kéo lớn nhất, cả đội tạo thành một khối thống nhất để không bị đánh bại và cơ hội dành chiến thắng khi thi đấu sẽ cao hơn. Nếu theo dõi các trận thi đấu kéo co ở đẳng cấp Quốc tế thì chắc hẳn bạn sẽ thấy, toàn bộ đội hình thi đấu của một đội sẽ đứng cả về một phía của dây thừng và các chuyên gia cho rằng, đây là cách đứng tốt nhất để tập trung lực kéo tối đa khi tham gia trò chơi kéo co. Với kiểu đứng như thế này, đội hình thi đấu kéo co sẽ được sắp xếp cụ thể như sau: – Các thành viên trong đội sẽ đứng cách đều nhau nhằm tránh xảy ra trường hợp dẫm chân nhau khi kéo hay va quệt vào nhau khi kéo. – Trong đội hình thi đấu, người nào có sức khỏe tốt, có bàn tay to để bám chắc tay vào dây kéo và có kinh nghiệm khi chơi kéo co, để có thể điều khiển được sợi dây thừng trong quá trình thi đấu thì sẽ là người đứng đầu tiên. – Người đứng ở vị trí cuối cùng trong đội hình thi đấu giữ một vai trò cực kỳ quan trọng và họ sẽ điều hướng dây thừng sao cho thẳng để tập trung lực kéo được tốt nhất. Theo kinh nghiệm, người đứng ở vị trí cuối cần chọn người có sức khỏe tốt nhất, dáng người cao to và đã có kinh nghiệm điều hướng dây kéo. Sắp xếp đội hình kéo co 3. Tập trung lực kéo khi thi đấu Kỹ thuật kéo co tiếp theo mà Dụng Cụ Thể Dục muốn chia sẻ cho bạn là làm thế nào để tập trung được lực kéo khi thi đấu và tạo ra lực kéo lớn nhất. Để dành được chiến thắng thì đội kéo co cần phải tạo ra lực kéo lớn hơn đối thủ và kéo đối thủ về phía bên mình. Một vài kinh nghiệm hay giúp tạo ra lực kéo lớn nhất cho toàn đội mà bạn có thể áp dụng vào trong thực tế thi đấu đó là: – Các thành viên trong đội hình thi đấu kéo nên nghiêng người về phía sau khoảng 110 độ để tạo ra lực kéo tốt nhất. Khi kéo co, bạn cần tập trung dồn hết sức mạnh vào đôi bàn tay để kéo về phía sau. – Đoàn kết toàn đội là yếu tố quan trọng khi thi đấu kéo co và thông thường, đội đoàn kết hơn sẽ là đội dành chiến thắng
Lịch sử môn kéo co

Không có thời gian và nơi chốn cụ thể để xác định nguồn gốc của môn kéo co. Môn thể thao này bắt nguồn từ các tôn giáo và nghi lễ cổ xưa được tìm thấy khắp nơi trên thế giới như ở Ai Cập, Miến Điện, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hawaii và Nam Mỹ. Môn kéo co cổ xưa có nhiều hình thức thi đấu khác nhau. Tại Afghanistan, các đội sử dụng cọc gỗ để kéo thay vì dây thừng. Ở Hàn Quốc, trẻ em siết chặt vòng tay xung quanh vòng eo của nhau để tạo thành một chuỗi kéo. Người Eskimo ở Canada thi kéo co bằng cách ngồi trên mặt đất và sử dụng một sợi dây thừng ngắn. Sau đó, môn kéo co trở thành bộ môn thể thao thuần túy về sức mạnh và thể chất. Tại Hy Lạp, khoảng 500 năm trước Công nguyên, kéo co được xem như là một môn thi đấu và bài tập thể lực cho các môn thể thao khác. Theo chứng cứ của người Tây Âu, kéo co được phát hiện vào năm 1000 sau Công nguyên trong câu chuyện của các nhà vô địch Scandinavia và Đức. Kéo co là môn thể thao đặc trưng tại cung điện của các hoàng đế Trung Quốc cũng như ở Mông Cổ và Thổ Nhĩ Kỳ. Kéo co trở thành môn thể thao được thi đấu tại Thế vận hội Olympic từ năm 1900 đến năm 1920. Tuy nhiên, năm 1920, Ủy ban Olympic quốc tế IOC đã quyết định giảm bớt số lượng vận động viên tham gia Thế vận hội Olympic, vì lý do này mà một số môn thể thao bị loại bỏ trong đó có môn kéo co. Năm 1999, Liên đoàn kéo co quốc tế (TWIF) được công nhận tạm thời và năm 2002, tổ chức này được công nhận chính thức theo luật 29 của Hiến chương Olympic. Môn kéo co vẫn được thi đấu tại nhiều quốc gia và các tổ chức trong nước được thành lập, đầu tiên là Hiệp hội kéo co Thụy Điển năm 1933, sau đó là Hiệp hội kéo co Anh Quốc năm 1958. Không lâu sau nhiều quốc gia khác cũng hình thành các hiệp hội của riêng họ. Sau khi kéo co không còn là môn thể thao được thi đấu tại Thế vận hội Olympic, cơ hội tham gia các cuộc thi quốc tế của những người yêu thích bộ môn này đã không còn. Sự phát triển của các hiệp hội kéo co quốc gia kéo theo nhu cầu thi đấu quốc tế. Năm 1960, George Hutton của Hiệp hội kéo co Anh Quốc thành lập Liên đoàn kéo co quốc tế. Cùng với Hiệp hội kéo co Thụy Điển, họ đã tổ chức một giải kéo co mang tầm quốc tế. Liên đoàn kéo co quốc tế (TWIF) tổ chức giải đấu quốc tế đầu tiên tại Baltic Games ở Malmö, Thụy Điển. Sau giải đấu này, TWIF tổ chức giải vô địch châu Âu đầu tiên năm 1965 tại Crystal Palace, Luân Đôn. Từ đó đến nay, Giải vô địch châu Âu được tranh tài đều đặn, mãi cho đến năm 1975, khi các quốc gia ngoài châu Âu trực thuộc TWIF thì giải Vô địch kéo co thế giới đầu tiên được tổ chức tại Hà Lan. Hiện nay, giải diễn ra hai năm một lần.
Kéo co là gì? Hướng dẫn cách chơi kéo co luôn thắng

Kéo co là một trong những trò chơi dân gian quen thuộc với hầu hết mọi người từ già đến trẻ. Kéo co thường được tổ chức trong những dịp lễ, hội, sinh hoạt cộng đồng,…các đội chơi sẽ thi đấu với nhau để tìm ra đội giải chiến thắng. Thoạt nhìn trò chơi này có vẻ đơn giản nhưng thật ra chúng có những bí quyết giành được thắng lợi riêng. Hãy cùng Sforum khám phá cách kéo co luôn thắng qua bài viết hôm nay nhé! Luật chơi Kéo co Luật chơi Kéo co cụ thể như sau: Hai đội tham gia thi đấu với số người chơi kéo co ngang nhau (số lượng, thể lực). Các thành viên sẽ nắm chung một sợi dây thừng, sao cho dây đỏ/ cờ đỏ nằm ở giữa. Mỗi đội được tự do sắp xếp vị trí đứng của các thành viên. Khi có hiệu lệnh từ trọng tài, hai đội sẽ dùng sức kéo dây thừng về phía mình. Nếu đội nào kéo dây đỏ lệch về phía mình trước sẽ thắng. Kéo co sẽ có 3 lượt đấu, nếu đội nào thắng 2 hiệp sẽ được tính là chiến thắng. Bên cạnh đó, chúng ta ta có thể thêm 2 đường kẻ phụ phân định, nếu kéo co qua mức mới gọi là thắng. Hướng dẫn cách chơi Kéo Co sao cho đúng Kéo co là trò chơi cần đến sức lực nhưng chúng vẫn có những bí quyết riêng để giành chiến thắng. Trong nội dung tiếp theo, Sforum sẽ hướng dẫn các bạn cách kéo co luôn thắng Sắp xếp đội hình kéo co Sắp xếp đội hình kéo co là một trong những bí quyết quan trọng quyết định thắng – thua của trò chời này. Tùy vào thể lực của mỗi thành viên, các bạn có thể xếp xen kẽ mạnh – yếu, trái – phải nhằm tăng thêm sức mạnh. Đồng thời, phải giữ một khoảng cách nhất định để tránh va chạm, dẫm đạp lẫn nhau. Tư thế kéo co Một tư thế vững chắc sẽ giúp các thành viên trong đội có lực kéo nhiều nhất. Khi kéo co, các bạn nên kẹp dây kéo vào nách, chân đứng tấn. Nếu thuận tay trái thì đứng bên phải dây và ngược lại. Bên cạnh đó, nếu tay bạn đổ nhiều mô hôi hãy thoa chút bột lên tay để không bị trơn. Nhịp điệu kéo Kéo co là sự phối hợp ăn ý giữa tinh thần và thể lực của các thành viên trong đội. Hãy chọn một người hô để mọi người tập trung, cân bằng lực kéo. Lưu ý: không nên trì trệ, chần chừ mà phải hô một cách dứt khoát, mạnh mẽ. Giữ chặt tay và dây kéo Cách chơi kéo co luôn thắng chính là bạn phải giữ chặt tay và dây kéo nhằm tạo sự ma sát và hạn chế chấn thương. Bạn nên kéo chân di chuyển cùng với các thành viên trong đội để kéo đối phương về mình. Lưu ý: kéo bằng chân, không nên kéo bằng tay. Mẹo chơi kéo co luôn thắng Sau đây là những mẹo chơi kéo co luôn thắng mà Sforum muốn chia sẻ đến các bạn, cụ thể: Sắp xếp đội hình hợp lý: nên sắp xếp người xen kẽ trái phải, mạnh yếu để cân bằng lực. Tư thế đúng kỹ thuật: bạn nên kẹp dây kéo vào nách, đầu hơi ngả về sau, đứng thế tấn để tạo sự vững chãi và sử dụng lực một cách tốt nhất. Tập trung lực trong trò chơi kéo co: cả đội đoàn kết về ý chí và thể lực, đồng lòng hô “1-2-3” cùng lúc sẽ tạo nên sức mạnh tập thể. Sử dụng thành viên khỏe làm trụ: bạn nên chọn người khỏe nhất đừng đầu để làm trụ và gánh đội. Đồng thời, chọn người có sức ghì đứng cuối để dây kéo không bị chệch hướng. Một số câu hỏi về trò chơi kéo co Kéo co là một trò chơi dân gian đơn giản, tuy nhiên chắc hẳn các bạn sẽ có một số câu hỏi về trò chơi này. Sforum sẽ giải đáp một số câu hỏi ngay sau đây. Thi đấu kéo co sử dụng loại dây nào? Kéo co là một trò chơi dân gian đơn giản, các bạn chỉ cần chuẩn bị một số loại dây và dụng cụ sau đây: Dây thừng: dài khoảng 7 – 15m, tùy vào số lượng người chơi. Dây đỏ: dùng để đánh dấu giữa sợi dây thừng. Bột: hạn chế chấn thương, trầy xước và tăng độ bám cho tay. Vạch kẻ để phân chia ranh giới giữa hai đội. Dây kéo co dài bao nhiêu mét? Dây kéo co thi đấu sẽ có kích thước tiêu chuẩn là 25m, đường kính là 3cm (20 – 25 người tham gia). Nếu số lượng người tham gia chơi kéo co dưới 20 người thì chiều dài sợi dây sẽ khoảng 20m. Nếu quy mô thi đấu nhỏ, các bạn có thể linh động điều chỉnh kích thước, độ dài tùy thuộc vào số lượng người chơi nhé!
10 Lợi ích tuyệt vời của môn thể thao bóng rổ

Không cần biết là bạn tập ném rổ một mình hay chơi một trận đấu quyết liệt với bạn bè, bóng rổ luôn có cách giúp cơ thể bạn vừa vặn cân đối. Bạn có biết là ngay cả cựu tổng thống mỹ Barack Obama cũng hay chơi bóng rổ để có tăng cường thể lực không. Vậy chơi bóng rổ có tác dụng gì ? Dưới đây sẽ liệt kê vài lý do mà tại sao bóng rổ có thể giúp bạn khỏe mạnh cùng với một vài yếu tố mà bạn cần có nhé: 1. Đốt cháy calo: Chạy, nhảy, pha bóng tốc độ cao trong bóng rổ sẽ giúp bạn đốt một lượng lớn calo. Chỉ với mỗi giờ tập luyện hay thi đấu, một người nặng 75kg sẽ tiêu hủy gần 600 calo. 2. Tăng sự tập trung và tính kỷ luật: Cũng như mọi môn thể thao khác, bóng rổ có những luật lệ để tuân theo. Và phạm những quy tắc ấy sẽ đem lại hình phạt không chỉ cho bạn mà là cả đội luôn. Vậy nên bạn sẽ phải tập bản thân mình tuân theo một khuôn khổ. Từ đó bạn và cả đội sẽ đạt được thành công trong và ngoài sân bóng 3. Xây dựng khung xương chắc: Nhảy hoặc là nhiều động tác khác với trái bóng sẽ giúp bạn phát triển và cải thiện sức khỏe của xương. Xương bạn càng chắc khỏe, nó càng khó bị tổn hại. Các động tác khi chơi bóng sẽ giúp xương bạn dãn nở ra. Xương và cơ bắp cũng chắc hơn khi mà nó phải đẩy và kéo liên tục qua những động tác chơi bóng. 4. Cơ thể năng động và phối hợp linh động hơn: Đứng hay nhảy ném là một cách tuyệt vời giúp bạn phối hợp tay và mắt thật linh hoạt. Úp rổ cũng là pha bóng buộc cơ thể bạn phải phối hợp xuyên suốt các phần. Kỹ thuật nhồi bóng cũng giúp các ngón tay chuyển động ăn khớp hơn. Khi mới tập chơi, nhồi bóng sẽ giúp bạn phối hợp giữa mắt và bàn tay. Khi mà bạn đã thuần thục, chắc rằng bạn sẽ không còn phải nhìn bóng khi nhồi nữa đúng không nào? 5. Luyện tập sức bền: Bóng rổ cung cấp một loạt các bài tập mà toàn thân bạn hoạt động để các cơ bắp săn chắc hơn. Khi chơi bóng các pha tranh chấp giúp cơ thể bạn tăng sức chịu đựng và chiến đấu lại. Nhờ đó phát triển cơ vai, gáy, cổ, đĩa đệm, cơ bắp,…. Chân bạn khỏe hơn khi phải chạy và nhảy. Các ngón tay chuyển động linh hoạt qua việc nhồi bóng và ném mạnh cùng với cánh tay, cổ tay phát lực. 6. Nhận thức về không gian: Chính là việc bạn biết cơ thể mình đang ở đâu và khi nào. Bạn có để ý mèo không? Dù nó té ở đâu, nó luôn tiếp đất bằng chân. Đó chính là nhận thức về cơ thể đấy. Điều này giúp bạn luôn có được thăng bằng. Gần giống như với việc tập đứng tấn trong võ thuật vậy. 7. Phát triển trí óc: Bóng rổ đòi hỏi người chơi thực hiện một loạt các động tác vật lý, nhưng nó lại mang đến lợi ich cho trí não. Các nghiên cứu về khía cạnh trí não mà bóng rổ tác động chỉ ra rằng người chơi sẽ phải phát triển khả năng tập trung cực kì nhanh và chính xác với những gì sẽ xảy ra trên sân để mà có được quyết định hợp lý với quả bóng. Trong nhịp độ nhanh của trận đấu, bạn sẽ phải huấn luyện bản tân luôn luôn theo cùng nhịp độ với đồng đội và đối thủ. Và bạn cũng sẽ phải đánh giá lựa chọn động tác thực hiện tiếp theo cực nhanh. Nhờ đó trong cuộc sống bạn sẽ có được sự quyết đoán hơn trong những tình huống thực tế. 8. Giảm stress: Giảm stress sẽ giúp bạn tập trung năng lượng mình có để hoàn thành nhiệm vụ. Chơi bóng rổ hoặc các môn thể thao khác cũng giúp bạn giảm stress và cho người chơi tăng tính tương tác cộng đồng hơn. Nhờ đó ít bị xao lãng và có được hệ thống miễn dịch mạnh hơn. 9. Nâng cao sự tự tin: Bóng rổ thực sự giúp bạn tăng sự tự tin cho bất kì ai. Thực hiện một pha ném bóng tốt và là một phần quan trọng của đội bóng giúp bạn tin tưởng bản thân mình hơn. Một người tự tin thì sẽ không ngại đối diện với bất kì thử thách nào trong cuộc sống cả. 10. Lợi ích cho tim mạch: Bóng rổ sẽ giúp bạn sức chịu đựng của tim. Hãy di chuyển và bạn sẽ tăng hiệu suất của tim. Hãy gầy dựng sức bền cho một trái tim khỏe, giảm nguy cơ bệnh về tim sau này.
Top 10 Cầu thủ bóng rổ xuất sắc thế giới

1. LeBron James Ngày sinh: 30 tháng 12 năm 1984Quê quán: Akron, Ohio, MỹChiều cao: 203 cmMang áo số: 23Vị trí: Tiền vệ chính, Tiền vệ phụLeBron James là một cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp Mỹ và hiện tại đang chơi cho CLB bóng rổ Cleveland Cavaliers của Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia (NBA). Anh bắt đầu chơi bóng rổ ở vị trí Tiền đạo phụ (small forward) và Tiền đạo chính (power forward).LeBron James đã chơi bóng tại trường Trung học St. Vincent-St. High School Mary ở quê nhà và tại đây anh được đánh giá cao bởi thành tích trung bình một trận đấu ghi đực 25,2 điểm; 5,8 lần được hỗ trợ. Sau khi tốt nghiệp, anh được CLB bóng rổ Cleveland Cavaliers tuyển chọn ở lần đầu tiên tại kỳ NBA Draft năm 2003. Mọi người đều biết đến LeBron James là một cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp xuất sắc, anh sở hữu một số lượng lớn các giải: 3 chức vô địch NBA vào năm 2012, 2013, 2016 4 danh hiệu MVP vào năm 2009, 2010, 2012, 2013 3 giải NBA Finals MVP vào năm 2012, 2013, 2016 2 huy chương vàng Olympic vào năm 2008, 2012 1 NBA Scoring Tiltles NBA ăm 2008 1 Rookie of the year năm 2004 LeBron James đã được chọn vào đội hình NBA All Stars 11 lần, 6 lần được vào All-Defensive team và trở thành một trong những cầu thủ ghi điểm hàng đầu lịch sử Cavaliers cũng như NBA. 2. Kobe Bryant Ngày sinh: 23 tháng 8 năm 1978Quê quán: Philadelphia, Pennsylvania, MỹChiều cao: 198 cmMang áo số: 24Vị trí: Hậu vệ ghi điểm, Tiền vệ phụKobe Bryant là một cựu cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp Mỹ với sự nghiệp thi đấu diễn ra từ năm 1996 đến năm 2016. Trận thi đấu cuối cùng anh chơi cho Los Angeles Laker vào ngày 13 tháng 4 năm 2016 và được công nhận là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất hiện nay. Anh được mọi người biết đến khi là hậu vệ đầu tiên trong lịch sử NBA được chọn ngay sau khi học xong Trung học. Ngoài ra, Kobe Bryant cũng là người dẫn đầu cho làn sóng các cầu thủ Trung học chơi bóng chuyên nghiệp, bỏ qua việc chơi bóng ở Đại học.Danh sách các giải thưởng: 5 giải NBA Champion vào năm 2000, 2001, 2002, 2009, 2010 1 NBA Most Valuable Player năm 2008 2 giải Finals MVP vào năm 2009, 2010 9 lần được chọn NBA All-Star 12 lần được chọn All-NBA 7 lần được chọn All-Defensive 2 giải NBA All-Star MVP 2 giải NBA Scoring Champion Ngày sinh: 29 tháng 9 năm 1988Quê quán: Washington, DC., MỹChiều cao: 206 cmMang áo số: 35Vị trí: Tiền vệ chính, Tiền vệ phụKevin Durant là một cầu thủ bóng rổ nghiệp chuyên nghiệp Mỹ và hiện tại chơi cho đội bóng rổ Golden State Warriors của Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia (NBA). Anh đã chơi bóng trong giải bóng rổ của Đại học Texas, tại đây Kevin Durant đạt rất nhiều giải thưởng. Trước khi gia nhập gia đình Golden State Warriors, anh chơi cho Seattle Super Sonics và Oklahoma City Thunder (2007 – 2016).Danh sách giải thưởng: 1 giải NBA Most Valuable Player 4 chức vô địch NBA 1 Rookie of the year 2 huy chương vàng Olympic Ngoài ra, Kevin Durant cũng được lựa chọn top 5 All-NBA và top 7 All Star. Kevin Durant 4. James Harden Ngày sinh: 26 tháng 8 năm 1989Quê quán: Los Angeles, California, MỹChiều cao: 196 cmMang áo số: 13Vị trí: Hậu vệ ghi điểmJames Harden là một cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp Mỹ và hiện đang chơi cho đội bóng rổ Houston Rockets của Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia (NBA). Anh chơi bóng rổ đại học cho Đại học Arizona State và tại đây được đặt tên là All-American và Pac-10 cầu thủ của năm (2009).Harden là lựa chọn thứ ba trong các hợp đồng chuyển nhượng NBA năm 2009 của thành phố Oklahoma và là cầu thủ đầu tiên được hợp đồng trong lịch sử nhượng quyền Oklahoma City Thunder. Năm 2012, anh được đặt tên là NBA Sixth Man của năm. Ngoài ra, anh là thành viên của đội bóng rổ quốc gia Mỹ hai lần giành huy chương vàng ở cả Thế vận hội mùa hè năm 2012 và FIBA World Cup năm 2014. 5. Derrick Rose Ngày sinh: 4 tháng 10 năm 1988Quê quán: Chicago, Illinois, MỹChiều cao: 191 cmMang áo số: 1Vị trí: Hậu vệDerrick Rose là một cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp Mỹ và hiện tại đang chơi cho đội bóng rổ Chicago Bulls của Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia (NBA). Trước khi gia nhập Chicago Bulls chơi giải NBA năm 2008 thì anh đã chơi một năm bóng rổ đại học cho trường Đại học Memphis. Năm 2011, Derrick Rose được chọn là NBA Most Valuable Player và trở thành cầu thủ trẻ nhất giành giải thưởng này khi mới 22 tuổi. 6. Carmelo Anthony Ngày sinh: 29 tháng 5 năm 1984Quê quán: New York City, New York, MỹChiều cao: 203 cmMang áo số: 7Vị trí: Tiền vệ chính, Tiền vệ phụCarmelo Anthony là một cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp Mỹ và hiện đang chơi cho đội bóng rổ New York Knicks của Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia (NBA). Trước khi chơi bóng rổ đại học tại Syracuse, anh đã tham dự Trung học Towson Công giáo và Học viện Oak Hill. Khi là sinh viên năm nhất, Carmelo Anthony đã lãnh đạo Orangemen lần đầu tiên vô địch quốc gia và được đặt tên là NCAA Tournament cầu thủ xuất sắc nhất. Sau đó, anh vào NBA năm 2003 và được chọn là một trong ba cầu thủ quan trọng của Denver Nuggets.Carmelo Anthony là một thành viên của đội tuyển quốc gia với ba lần tham dự Olympic và giành huy chương đồng tại Thế vận hội năm 20014, huy chương vàng tại Thế vận
Cách để nâng cao kỹ năng chơi bóng rổ

1. Nhồi bóng đúng tư thế. Hai đầu gối mở rộng ngang vai và luôn sẵn sàng di chuyển trên hai chân. Không khóa cứng hai đầu gối. Khi nhồi bạn không được bật bóng cao hơn eo. Để tránh mất bóng bạn không nên bật bóng cao hơn điểm giữa đùi. Học cách nhồi. Khi mới học chơi bóng rổ bạn phải tập nhồi càng nhiều càng tốt, để có cảm giác bóng và dùng lực phù hợp khi nhồi. Tốt hơn bạn nên tập với từng tay để dễ dàng đi bóng qua phải rồi qua trái. Luân phiên vỗ bóng với lực thật mạnh và thật nhẹ. Một bài tập nhồi bóng tốt sẽ bắt đầu với hai mươi lần nhồi liên tục bằng tay phải, rồi đổi sang tay trái nhồi liên tục hai mươi lần. Tập ba lần như vậy vào đầu buổi tập và ba lần vào cuối buổi. Ban đầu bạn đứng yên nhồi bóng nhưng cong đầu gối và bật người trên các ngón chân để cơ thể luôn chuyển động. Khi đã quen với động tác đứng yên nhồi bóng, bạn chuyển sang vừa nhồi vừa bước đi. Sau khi vừa đi vừa nhồi bóng thành thạo, bạn bắt đầu chạy. Thay đổi tay nhồi bóng khi đang di chuyển. Đây được gọi là nhồi chuyển hướng bóng. Bắt đầu nhồi bóng từ đầu này đến đầu kia sân theo hình chữ chi: tiến về trước hướng sang phải hai bước, sau đó bật bóng qua tay trái và tiến về trước hướng qua trái hai bước. Sau khi đi hết sân bạn tập tượng tự cho chiều ngược lại. Xếp một hàng cone tập chiến thuật theo đường thẳng, mỗi cái cách nhau 4m để nhồi bóng qua lại. Nhìn thẳng về trước. Một trong những kỹ năng quan trọng nhất khi mới tập nhồi bóng là phải nhồi mà không cần nhìn quả bóng. Đâu tiên hơi khó nhưng cuối cùng bạn sẽ có cảm giác bóng mà không cần nhìn. Chọn một điểm (như vành rổ bóng) để nhìn cố định vào đó khi bạn đang nhồi và thực hiện xuyên suốt bài tập. Nhồi bóng liên tục. Học cách ‘cảm nhận’ vị trí bóng tại mọi thời điểm, kiểm soát bóng và có thể làm bất kì điều gì với nó. Cố gắng không để bóng chạm lòng bàn tay. Nhồi bóng đúng cách phải thực hiện bằng các ngón tay. Dành tất cả thời gian rảnh tập nhồi bóng. Nhồi bóng lên và xuống sân hoặc bất kì nơi đâu có thể tập. Nhồi bóng khi đi đến trường hoặc sang nhà bạn chơi. Tập thật nhiều là yếu tốt rất quan trọng.
Lịch sử hình thành và phát triển của bộ môn bóng rổ

Lịch sử môn bóng rổ ra đời như thế nào? Ai sáng lập ra môn bóng rổ này? Và được phát triển trên thế giới cũng như du nhập vào Việt Nam khi nào? Một đội bóng rổ Việt Nam ngày xưa Bóng rổ là môn thể thao do người Mỹ sáng lập năm 1891 bởi tiến sĩ James Naismith (1861-1936) – một giáo viên môn giáo dục thể chất ở học viện Springfield thuộc bang Massachusetts (Hoa Kỳ). Việt Nam cũng là một trong những nước biết đến bóng rổ sớm nhất trên thế giới. 1. LỊCH SỬ BÓNG RỔ RA ĐỜI Tháng 12/1981, James Naismith (sinh năm 1861), một giáo viên giáo dục thể chất của trường huấn luyện Springphild tại bang Massachusets(Mỹ), khi tìm cách làm cho giờ học thể chất thêm sinh động, ông đã dựa theo những trò chơi với bóng được phát triển trước đây trong lịch sử: như trò chơi Pok-Tapok-ném bóng vào vòng tròn bằng đá được dính theo chiều thẳng đứng trên tường; trò chơi Ollamalitituli-nám bóng cao su vào 1 chiếc vòng làm bằng đá, để sáng tạo ra một trò chơi mới. Do những nét mới lạ, sinh động và hấp dẫn nên chỉ sau một thời gian ngắn trò chơi này đã lan rộng toàn nước Mỹ và ngày nay đã phát triển thành một môn thể thao hấp dẫn lôi cuốn hàng chục triệu người chơi trên hành tinh. James Naismith người đã khai sinh ra môn bóng rổ Ban đầu để phù hợp với điều kiện phòng tập của mình, James Naismith đã chọn quả bóng đá để có thể dễ dàng bắt, chuyền. Ông gắn 2 cái rổ mà người dân địa phương dùng để hái đào vào ban công của phòng tập. Ban công của phòng tập thể dục lúc đó có chiều cao 3,05m vì thế ngày nay độ cao này tương ứng với khoảng cách từ mặt sân tới mép trên vành rổ. Vì trong lớp có 18 học sinh cả nam cả nữ nên ông đã chia ra làm 2 đội, mỗi đội thi đấu với 9 người trên sân. Người chơi sẽ phải ném được bóng vào rổ càng nhiều càng tốt. Sau một thời gian số lượng người chơi giảm dần xuống còn 7 người, sau đó là 5 người, vì ông thấy số lượng 5 người trên sân là hợp lý. Một bức hình khác của James Naismith Sau một thời gian tập luyện, ông thấy rằng cái rổ hái đào rất bất tiện, vì mỗi khi bóng vào rổ thì lại phải có một người đứng ở đó lấy bóng ra. Vì vậy ông đã cho thay bằng một vòng sắt và có treo túi lưới (túi lưới đó có một cái dây buộc vào, khi bóng vào rổ chỉ cần dật cái dây đó là quả bóng sẽ tung ra). Nhưng rồi cái túi lưới đó vẫn bị bất tiện, bởi khi bóng vào rổ, vẫn phải có người kéo dây thì mới lấy được quả bóng. Do vậy James Naismith cho cắt thủng cái túi lưới ra để khi bóng vào rổ, thì dơi ngay xuống. Như vậy là tác dụng chính của lưới chỉ là để xác định một cách chính xác xem quả bóng rổ có vào rổ hay không mà thôi. Tên gọi của môn Bóng rổ cũng được xuất phát từ đây: từ gốc tiếng Anh là Basketball trong đó Basket – rổ, Ball – bóng. Cũng chính trong tháng 12/1891 James Naismith đã soạn thảo những điều luật đầu tiên cho môn bóng rổ và dùng nó để tổ chức các trận đấu. Năm 1892 ông đã cho xuất bản “Sách luật chơi Bóng rổ” gồm 15 điều mà phần lớn những điều ấy dưới hình thức này hay hình thức khác vẫn được tiếp tục sử dụng cho đến ngày nay. Sau khi đưa vào thi đấu và hoàn thiện dần các điều luật thì môn Bóng rổ đã được tiếp nhận một cách tích cực, nhanh chóng được phổ biến trên toàn nước Mỹ và được công nhận là một môn thể thao. Môn Bóng rổ nhanh chóng được phổ biến tập luyện, thi đấu ở nhiều nước trên thế giới vì chơi bóng rổ tăng chiều cao đáng kể khi tập luyện thường xuyên. 2. Quá trình phát triền bóng rổ trên thế giới Sự phát triển môn bóng rổ đã kéo theo sự thay đổi điều luật thi đấu, trang thiết bị, dụng cụ và trang phục thi đấu của các vận động viên – Năm 1893, lần đầu tiên xuất hiện bóng rổ bằng sắt và có lưới – Năm 1894, chu vi của bóng đã được tăng lên từ 76,2-81,3cm. – Năm 1895, đã áp dụng các quả ném phạt được thược hiện ở khoảng cách 4,572 – Năm 1896, quy định người chơi được quyền dẫn bóng trong mọi trường hợp. Giai đoạn thứ nhất: của sự phát triển bóng rổ là từ năm 1891 đến 1918. Đây là giai đoạn hình thánh một môn thể thao mới. Từ chỗ được tạo ra để làm sinh động hơn đối với các giờ học thể dục, bóng rổ đã trở thành môn thể thao với tất cả các
Bóng rổ là gì? Những điều cơ bản bạn cần biết

1. Bóng rổ là gì? Bóng rổ là một môn thể thao thi đấu đối kháng trực tiếp giữa 2 đội bóng. Trong đó, mỗi đội sẽ có 5 người thi đấu cùng nhau trên sân. Ngày nay, bóng rổ ngày càng trở trên thịnh hành và được ưa chuộng tại Mỹ, Trung Quốc, Philippines, Canada,… Bóng rổ là một bộ môn thể thao đối kháng trực tiếp Mục tiêu chính của trò chơi là 2 đôi cố gắng đưa bóng vào rổ của đối phương theo đúng điều luận, đồng thời thực hiện ngăn cản và hạn chế để đối thủ ném trúng bóng vào phía rổ của mình. Đội dành được nhiều điểm hơn khi các set đấu kết thúc sẽ dành được chiến thắng. 2. Chơi bóng rổ cần những gì? Trong một trận thi đấu bóng rổ đúng nghĩa, cần đảm bảo các yếu tố sau: Sân bóng rổ. Trụ bóng rổ tiêu chuẩn thi đấu. Quả bóng rổ. Đội hình 5 người với mỗi đội. Trọng tài. Quả bóng rổ 3. Bóng rổ có mấy hiệp? Thời gian nghỉ khi chơi bóng? Trong một trận bóng rổ thi đấu chuyên nghiệp sẽ có 4 hiệp đấu. Mỗi hiệp chơi diễn ra trong vòng 10 phút. Thời gian nghỉ giải lao giữa các hiệp đấu được quy định là khác nhau. Cụ thể như sau: Thời gian nghỉ là 2 phút giữa hiệp 1 và 2, hiệp 3 và 4. Hiệp 2 và 3 hai đội đổi sân và có thời gian nghỉ là 15 phút. 4. Khi nào trận đấu bóng rổ kết thúc Thông thường, trận đấu sẽ kết thúc nếu sau 4 hiệp có một đội dành được điểm số nhiều hơn. Trong trường hợp nếu sau 4 hiệp, số điểm của 2 đội hòa nhau, 2 hiệp phụ sẽ diễn ra. Trong đó, thời gian thi đấu của 2 hiệp phụ là 5 phút và các đội sẽ không đổi sân cho nhau. Nếu kết thúc hiệp phụ thứ nhất, số điểm đã có sự chêch lệch thì trận đấu sẽ kết thúc, và chiến thắng nghiêng về đội có số điểm cao hơn. Hoặc hiệp 2 sẽ được tiếp tục để tìm ra đội có điểm số cao hơn. 5. Các thành phần của sân chơi Sân thi đấu bóng rổ được chia thành 2 phần dành cho 2 đội. Một đường kẻ ở giữa sân có vai trò phân chia 2 phần sân này. Mỗi bên sân đấu sẽ có 1 cung tròn lớn, xung quanh cột rổ bóng và được gọi là vạch 3 điểm. Bên trong vạch 3 điểm là một hình thang cân đóng vai trò làm ranh giới cho các cầu thủ khi cần ném phạt. Ngoài ra, cũng có vòng tròn ném phạt để cầu thủ căn được vị ném khi được quyền ném phạt.