thethaomoingay

5 thói quen giúp bạn sống lâu hơn

SKĐS – Bạn có thể sống thọ hơn nếu duy trì những thói quen tốt cho sức khỏe và tinh thần như tập luyện đúng cách, thăm khám sức khỏe định kỳ, lựa chọn môi trường sống phù hợp.

Nên đi bộ hay đạp xe?

SKĐS – Đi bộ hay đạp xe đều mang đến lợi ích cho sức khỏe và việc quyết định lựa chọn bộ môn nào nên dựa trên tình trạng sức khỏe, sở thích và mục tiêu tập thể dục của mỗi người.

Niềm vui thể thao mỗi ngày

Phong trào thể dục thể thao đã tạo kết nối cộng đồng thêm chặt chẽ, làm gia tăng tinh thần đoàn kết giữa các cá nhân trong xã hội. Ngoài ý nghĩa rèn luyện nâng cao sức khỏe thân thể, phòng chống bệnh tật, tập thể dục thể thao mỗi ngày còn mang ý nghĩa xây dựng nếp sống văn hoá lành mạnh, góp phần giảm thiểu các tệ nạn xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về tập thể dục. Người nói: “Tự tôi ngày nào cũng tập”. Theo gương Người, đông đảo cán bộ, nhân dân tích cực tham gia tập luyện thể dục thể thao (TDTT), và học Người là chọn một môn thể thao phù hợp để tập luyện. Võ sư Hà Văn Năng, thành viên Câu lạc bộ thể thao phường Quang Trung (TP. Thái Nguyên), chia sẻ: Tôi có nhiều năm tập luyện thể thao, nhưng mê nhất là võ cổ truyền Việt Nam. Các bài võ luôn có sự biến hóa linh hoạt, tạo cho người tập luyện cường tráng, dẻo dai, trí tuệ minh mẫn. 82 tuổi song tôi vào bệnh viện khám sức khỏe định kỳ, bác sĩ bảo: “Cứ như cụ chúng cháu thất nghiệp”. Câu chuyện của cụ Năng gợi cho tôi nhớ lại trường hợp ông Nguyễn Ngọc Hải, phường chùa Hang (T.P Thái Nguyên): Ông bị cắt 1/3 dạ dày; mất 1 bên thận và 1 lần mổ tim. Nhờ kiên trì rèn luyện thể thao nên sức khỏe mau chóng bình phục, tinh thần thoải mái. Ông bảo: Với tôi, tập thể dục là tự bồi bổ cho cơ thể mình thứ thuốc thần dược. Bà Nguyễn Thị Hồi, Chủ nhiệm Câu lạc bộ hướng dẫn viên thể dục dưỡng sinh tỉnh: Bản thân tôi và nhiều người trước đây bị đau ốm luôn, có người còn bị tai biến mạch máu não, nhưng nhờ tập luyện thể thao mà sức khỏe bình phục, không bị di chứng. Rất nhiều người khi ngã bệnh đã vượt lên “số phận” của mình bằng cách tự tập luyện TDTT hằng ngày. Từ đó tạo thành một phong trào lớn, rộng khắp trong nhân dân. Cao điểm cho tập luyện hằng ngày là lúc sáng sớm và khi chiều muộn. Với các môn phổ biến như bóng chuyền hơi, erobic, dưỡng sinh, yoga, võ cổ truyền Việt Nam… Một thuận lợi cho phong trào TDTT quần chúng trên địa bàn tỉnh lan tỏa là hệ thống hạ tầng cơ sở phát triển, giao thông mở mang, vỉa hè trở thành chỗ cho người tập đi bộ buổi sớm và buổi tối. Các thiết chế văn hóa thể thao được quan tâm đầu tư. Hiện trên toàn tỉnh có 6 thiết chế văn hóa thể thao cấp tỉnh; 8 thiết chế văn hóa, thể thao cấp huyện; 152 xã, phường, thị trấn có Trung tâm Văn hóa – Thể thao; 2.169 xóm, tổ dân phố có Nhà văn hóa – Khu thể thao. Từ nhu cầu tập luyện TDTT của Nhân dân, năm 2024 trên toàn tỉnh đã có hơn 1.600 câu lạc bộ TDTT được thành lập và duy trì hoạt động ổn định, riêng năm 2024 thành lập mới 411 câu lạc bộ TDTT. Để phong trào TDTT có chất lượng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch luôn chủ động tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản quản lý Nhà nước trên lĩnh vực TDTT, như việc ban hành chế độ phù hợp cho huấn luyện viên, vận động viên tham gia tập luyện, thi đấu trong từng thời điểm. Hiện trên toàn tỉnh có khoảng 10.000 người lựa chọn tập luyện võ cổ truyền Việt Nam. (Ảnh chụp tại Bảo Lâm Đường, TP. Thái Nguyên). Cùng với đó là việc phối hợp với Cục TDTT, các cơ quan chức năng của tỉnh mở lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng xây dựng câu lạc bộ TDTT cho đội ngũ cán bộ, hướng dẫn viên, cộng tác viên cơ sở. Đến cuối năm 2024 trên toàn tỉnh đã phát triển được 1.769 cộng tác viên thể thao. Trong đó năm 2024 phát triển mới 157 cộng tác viên. Ông Tạ Đình Chiến, Trưởng phòng Nghiệp vụ TDTT (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch): Đến nay trên địa bàn của tỉnh có 33,2% người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên; 25,8% gia đình tập luyện thể dục thể thao thường xuyên; 100% các trường học trên địa bàn đảm bảo chương trình giáo dục thể chất. Quan trọng là từ cán bộ, nhân dân đã nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của việc tham gia tập luyện TDTT hằng ngày. Thông qua phong trào, cơ quan chuyên môn lựa chọn được các vận động viên quần chúng tiêu biểu để triệu tập huấn luyện, thành lập đội cử tham gia thi đấu các giải thể thao toàn quốc. Kết quả năm 2024 vận động viên quần chúng thi đấu giành tổng số 185 huy chương các loại, trong đó có 48 Huy chương Vàng (HCV), 60 Huy chương Bạc (HCB), 77 Huy chương Đồng (HCĐ); đạt 3 cờ Nhất, 2 cờ Nhì và 2 cờ Ba toàn đoàn. Điển hình như: Giải vô địch trẻ và thiếu niên kéo co quốc gia giành tổng số 21 huy chương các loại, gồm 8 HCV, 7 HCB, 6 HCĐ, xếp Nhất toàn đoàn. Giải vô địch trẻ và thiếu niên đẩy gậy quốc gia lần thứ III giành 13 huy chương các loại, gồm 6 HCV, 3 HCB, 4 HCĐ. Giải vô địch trẻ và thiếu niên vật dân tộc quốc gia lần thứ XXV giành 10 huy chương các loại, gồm 3 HCV, 1 HCB, 6 HCĐ, xếp thứ Ba toàn đoàn. Giải vô địch vật dân tộc toàn quốc lần thứ XXVIII giành 3 huy chương các loại, gồm 2 HCV, 1HCĐ. Giải vô địch

Sai lầm khi tập luyện khiến bạn khó giảm mỡ nội tạng

Mỡ nội tạng là một trong những vùng khó giảm nhất. Nhiều người khi tập luyện dành quá nhiều thời gian để tập tim mạch, luyện cơ bụng nhưng kết quả lại không như mong đợi. Một trong những sai lầm phổ biến là bỏ qua việc tập luyện sức mạnh. Sự gia tăng mỡ bụng góp phần vào sự phát triển của rối loạn chuyển hóa, tiểu đường, tăng cholesterol máu, bệnh tim, bệnh Alzheimer… Uống trà, ngủ đủ giấc và tập thể dục nhịp điệu là những cách có thể giúp giảm mỡ bụng… 1. Tại sao tập luyện sức mạnh lại cần thiết để giảm mỡ nội tạng? Tập luyện sức mạnh không chỉ là xây dựng cơ bắp mà còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đốt cháy mỡ trong đó có mỡ bụng và duy trì kết quả lâu dài sau khi quá trình tập luyện kết thúc. Khi muốn đốt cháy chất béo, giảm mỡ, nhiều người thường cho rằng cần phải thực hiện các buổi tập cardio trong thời gian dài: Chạy trên máy chạy bộ, đạp xe hoặc leo cầu thang… nhưng thực tế, để thực sự loại bỏ được mỡ cơ thể, thì tập luyện sức mạnh mới là ưu tiên hàng đầu. Không giống như cardio chủ yếu đốt cháy calo khi di chuyển, tập luyện sức mạnh xây dựng cơ nạc giúp tăng tốc quá trình trao đổi chất của cơ thể ngay cả khi nghỉ ngơi. Càng có nhiều cơ, cơ thể càng đốt cháy nhiều calo hơn trong suốt cả ngày. Tập luyện sức mạnh cũng kích hoạt quá trình đốt cháy chất béo, được gọi là tiêu thụ oxy sau khi tập luyện quá mức (EPOC) hoặc hiệu ứng đốt cháy sau tập luyện. Sau một buổi tập sức mạnh đầy thử thách, cơ thể sẽ hoạt động nhiều hơn để phục hồi cơ bắp và bổ sung năng lượng dự trữ, dẫn đến đốt cháy calo cao hơn trong nhiều giờ (có thể lên đến 48 giờ) sau khi tập. Một trong những lý do để ưu tiên tập luyện sức mạnh là tác động của bài tập này lên mỡ nội tạng. Lớp mỡ sâu, nguy hiểm này bao quanh các cơ quan trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim và đái tháo đường type 2. Nghiên cứu cho thấy, tập luyện sức mạnh giúp giảm mỡ nội tạng và cải thiện độ nhạy insulin, giúp cơ thể dễ dàng sử dụng carbohydrate làm nhiên liệu thay vì lưu trữ dưới dạng mỡ. Mỡ nội tạng (mỡ bụng) là một trong những vùng khó giảm nhất. 2. Cần kết hợp tập luyện tim mạch và sức mạnh để giảm mỡ bụng Chỉ riêng bài tập tim mạch sẽ không mang lại vẻ ngoài săn chắc, thon gọn, thậm chí có thể dẫn đến mất cơ nếu tập quá nhiều. Đó là lý do tại sao kết hợp tập luyện sức mạnh với bài tập tim mạch tạo ra sự kết hợp đốt cháy chất béo tối ưu. Tập luyện sức mạnh xây dựng nền tảng bằng cách tăng cường quá trình trao đổi chất và tạo hình cơ nạc. Đồng thời, bài tập tim mạch bổ sung thêm lượng calo đốt cháy và lợi ích tim mạch mà không làm mất đi lượng cơ bắp tăng lên.   Cần kết hợp giữa tập luyện sức mạnh và tim mạch để có kết quả giảm mỡ bụng tối ưu. Bên cạnh đó, người tập cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp. Một chế độ ăn uống cân bằng giàu protein, chất béo lành mạnh và thực phẩm nguyên chất là điều cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của cơ, phục hồi mô và hỗ trợ giảm mỡ. 3. Cách kết hợp luyện tập để đốt cháy mỡ tối đa Nên tập luyện các bài tập tác động đến nhiều nhóm cơ như: Squat, squat kết hợp với tạ ấm, nâng tạ đòn, chống đẩy, bước tới gập gối với tạ… Các bài tập này giúp đốt cháy mỡ toàn thân và xây dựng cơ bắp ở tất cả những vị trí cần thiết. Nên tập từ 3-4 buổi/tuần, tăng dần trọng lượng hoặc số lần lặp lại theo thời gian. Duy trì 8-12 lần lặp lại mỗi hiệp để phát triển cơ và kết hợp nâng tạ nặng hơn. Đây là những bài tập hiệu quả với sự kết hợp lợi ích của các bài tập tim mạch và sức mạnh giúp tăng nhịp tim trong khi thử thách cơ bắp. Cách tập luyện này sẽ giúp xây dựng cơ bắp, tăng cường quá trình trao đổi chất, giảm mỡ bụng, giúp bạn thon gọn và khỏe mạnh hơn. Nguồn: Sức khỏe đời sống

Bài tập 5 phút trong buổi sáng giúp cơ thể săn chắc

Nhiều người phải vật lộn với tình trạng cứng cơ buổi sáng, giảm khả năng vận động và thiếu động lực. Việc thực hiện bài tập nhanh trong 5 phút dưới đây sẽ giúp đánh thức cơ bắp, cải thiện lưu thông máu, tăng cường quá trình trao đổi chất, tăng cường sức mạnh cho có thể… BS. Nguyễn Trọng Thủy (Nguyên BS. Đội tuyển bóng đá nam Quốc gia và U23 Việt Nam) cho hay, các bài tập dài khiến người tập cảm thấy mệt mỏi, nản lòng ngay từ sáng sớm. Việc thực hiện thói quen tập luyện ngắn vừa giúp người tập bắt đầu một ngày mới với tâm trạng thoải mái vừa hỗ trợ cải thiện sức khỏe, tăng cường sức mạnh, giúp cơ thể săn chắc hơn. Các bài tập trong vòng 5 phút dưới đây tập trung vào các chuyển động phức hợp kích hoạt nhiều nhóm cơ cùng một lúc. Bài tập ngắn này giúp người tập tăng khả năng vận động, cải thiện sự linh hoạt, tăng cường sức mạnh cho phần lõi, đốt cháy chất béo, xây dựng sức bền, khởi động quá trình trao đổi chất chỉ trong thời gian ngắn, nhờ đó cơ thể săn chắc, khỏe mạnh hơn. 1. Squat giúp cơ thể săn chắc, khỏe mạnh Squat là một trong những bài tập hiệu quả nhất để xây dựng sức mạnh cho phần thân dưới và cải thiện khả năng vận động. Squat kích hoạt cơ tứ đầu đùi, gân kheo và cơ mông, đồng thời tác động vào phần lõi để tạo sự ổn định, giúp cơ thể săn chắc, khỏe mạnh hơn. Thực hiện động tác squat ngay khi thức dậy vào buổi sáng giúp nới lỏng các khớp cứng và giúp máu lưu thông, bạn dễ dàng di chuyển hơn trong suốt cả ngày. Squat bài tập giúp xây dựng sức mạnh cho phần thân dưới và cải thiện khả năng vận động. Cách thực hiện: – Đứng thẳng với hai chân rộng bằng vai, ngón chân hơi hướng ra ngoài. – Siết chặt cơ bụng, từ từ hạ thấp thân người sao cho đùi song song với mặt sàn (hoặc ở vị trí thấp nhất có thể), đưa hông ra sau. – Đẩy mạnh gót chân nâng thân người lên trở về vị trí bắt đầu. – Lặp lại động tác trong 40 giây. 2. Chống đẩy lùi Biến thể chống đẩy này nhắm vào ngực, vai và cơ tam đầu, đồng thời tác động vào phần lõi, cải thiện khả năng vận động của thân trên. Động tác chống đẩy lùi giúp tăng độ ổn định của vai và nới lỏng các cơ bị căng. Đây là bài tập tuyệt vời để kích hoạt cơ thể vào buổi sáng. Bài tập chống đẩy lùi nhắm vào ngực, vai và cơ tam đầu, đồng thời tác động vào phần lõi… Cách thực hiện: – Bắt đầu ở tư thế plank cao với hai tay chống lên mặt sàn, hai chân duỗi thẳng ra sau, mũi chân chống lên mặt sàn, giữ thân người thành đường thẳng từ đầu đến gót chân. – Hạ ngực xuống sàn đến khi ngực ở gần mặt sàn nhất có thể. – Từ từ đẩy người lên, nhưng thay vì đẩy người lên như chống đẩy bình thường, hãy đẩy hông về phía gót chân và uốn cong đầu gối (đầu gối không chạm sàn). – Giữ trong vài giây, sau đó đẩy người trở về vị trí ban đầu. – Lặp lại động tác trong 40 giây. 3. Nâng đầu gối khi đứng Bài tập này cải thiện sự cân bằng, phối hợp và sức mạnh cốt lõi trong khi tăng nhịp tim. Bài tập này cũng giúp làm nóng cơ gấp hông, cơ bụng dưới, giúp tăng khả năng vận động. Bài tập nâng cao đầu gối khi đứng cải thiện sự cân bằng, phối hợp và sức mạnh cốt lõi, đồng thời tăng nhịp tim. Cách thực hiện: – Đứng thẳng, hai chân mở rộng bằng hông, hai tay có thể nắm vào nhau ngang trước ngực. – Nâng đầu gối phải về phía ngực, đồng thời giữ chặt phần thân, giữ tư thế trong vài giây. – Hạ chân phải xuống và lặp lại với đầu gối trái. – Tiếp tục luân phiên hai chân với tốc độ vừa phải. – Thực hiện trong 40 giây. 4. Plank vỗ vai Plank là một trong những bài tập cốt lõi tốt nhất và việc thêm động tác vỗ vai sẽ tăng thêm thử thách bằng cách buộc các cơ cốt lõi phải ổn định khi di chuyển. Biến thể này cũng giúp tăng cường sức mạnh cho vai và cải thiện sự cân bằng. Plank vỗ vai giúp tăng cường sức mạnh cho vai và cải thiện sự cân bằng. Cách thực hiện: – Bắt đầu ở tư thế plank cao với hai bàn tay rộng bằng vai, chân duỗi thẳng ra sau, mũi chân chống lên mặt sàn. – Siết chặt cơ bụng, nâng tay phải lên và chạm vào vai trái. – Từ từ, đặt tay phải xuống sàn và lặp lại với bên trái, nâng tay trái lên chạm vào vai phải. – Thực hiện luân phiên trong 40 giây. Lưu ý, không để hông lắc lư trong suốt quá trình thực hiện động tác. 5. Động tác Lunge ngược Bài tập Lunge giúp tăng cường sức mạnh cho phần thân dưới, cải thiện khả năng vận động. Bài tập lunge ngược dễ hơn cho đầu gối và giúp kích hoạt cơ mông, đồng thời tác động vào phần lõi. Bài tập lunge ngược giúp kích hoạt cơ mông, đồng thời tác động vào phần lõi. Cách thực hiện: – Đứng thẳng với hai chân sát nhau. – Bước chân trái ra sau, chùng đầu gối trái và hạ người xuống, giữ đùi phải song song với mặt sàn. – Từ từ đẩy thân người lên bằng

Đi bộ 10.000 bước mỗi ngày có đủ để giảm cân không?

Nhiều người cho rằng việc đi bộ 10.000 bước mỗi ngày có thể giúp giảm cân nhanh chóng. Vậy sự thực thế nào? 1. Tác dụng giảm cân của việc đi bộ BS. Nguyễn Trọng Thủy (Nguyên bác sĩ Đội tuyển bóng đá nam Quốc gia và U23 Việt Nam) cho hay, đi bộ là một cách tập luyện đơn giản, hỗ trợ giảm cân khá hiệu quả nếu thực hiện đúng cách và kiên trì. So với mô mỡ, các mô cơ của cơ thể hoạt động hiệu quả hơn trong việc đốt cháy calo. Khi đi bộ, cơ thể có xu hướng bảo toàn khối lượng cơ nạc và loại bỏ mỡ thừa. Đi bộ cũng giúp cải thiện hệ tim mạch, tăng cường cơ bắp, tăng cường đốt cháy mỡ thừa, đặc biệt khi đi bộ với tốc độ nhanh. Việc đi bộ mỗi ngày cũng giúp cơ thể hình thành cơ nạc nhiều hơn, nhờ đó đốt cháy nhiều calo hơn, kể cả khi nghỉ ngơi. Đi bộ cũng giúp kiểm soát sự thèm ăn đồ ngọt, ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng, tăng cường trao đổi chất… từ đó gia tăng lợi ích giảm cân. Ngoài ra, khi đi bộ vào cùng một giờ mỗi ngày, cơ thể có xu hướng giảm cân nhanh hơn ở vùng bụng và dưới cánh tay. Nghiên cứu cho thấy, việc đi bộ 150 phút/tuần có thể giúp giảm cân, do đó, nên dành tối thiểu 30 phút/ngày để đi bộ để giảm mỡ, duy trì cân nặng tốt hơn. 2. Đi bộ 10.000 bước giúp giảm cân như thế nào? Theo BS. Nguyễn Trọng Thủy, giảm cân an toàn, lành mạnh là giảm 0,5kg (3.500 calo) trọng lượng cơ thể trong 1 tuần. Việc tạo ra mức thâm hụt calo 500 calo/ngày, trong 7 ngày (tương đương với 3.500 calo) có thể giảm 0,5kg mỗi tuần. Như vậy, trung bình, một người nặng 81kg, khi đi bộ 10.000 bước/ngày (khoảng 8km) với tốc độ 1,6km/giờ sẽ đốt cháy 500 calo và 3.500 calo/tuần. Tuy nhiên, với người nhẹ cân hơn hoặc nặng hơn sẽ đốt cháy ít/nhiều calo hơn khi đi bộ 10.000 bước hoặc đi bộ cùng một quãng đường. Chẳng hạn như, với người nặng 55 kg, khi đi bộ 10.000 bước/ngày chỉ đốt cháy được 300 calo/ngày và 2.100 calo/tuần, có nghĩa còn thiếu 1.400 calo để đạt được mục tiêu 3.500 calo. Do đó, việc đi 10.000 bước mỗi ngày để giảm cân còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Không những thế, việc giảm câncũng phụ thuộc vào sự thâm hụt calo: Lượng calo đốt cháy nhiều hơn lượng calo nạp vào cơ thể từ thức ăn. Ví dụ, một người cần 1.800 calo/ngày để duy trì cân nặng hiện tại, nhưng lượng calo nạp vào cơ thể hàng ngày là 2.300, thì việc đi bộ 10.000 bước/ngày đốt cháy 500 calo cũng chỉ giúp duy trì cân nặng hiện tại mà không giúp giảm cân như mong đợi. Giảm cân an toàn, lành mạnh là giảm 0,5kg trọng lượng cơ thể trong 1 tuần. 3. Cách đi bộ 10.000 bước để giảm cân Do đó, để việc đi bộ 10.000 bước giúp giảm cân hiệu quả hơn, cần thực hiện: – Tốc độ đi bộ: Đi bộ với một tốc độ nhất định sẽ đốt cháy một lượng calo nhất định, nhưng nếu kết hợp xen kẽ với các khoảng thời gian đi bộ với tốc độ nhanh hơn, nhịp tim sẽ tăng cao hơn nữa và khả năng đốt cháy calo sẽ nhiều hơn. – Thay đổi quãng đường đi bộ: Kết hợp với việc đi bộ lên dốc, leo cầu thang không chỉ đốt cháy nhiều calo hơn mà còn giúp tăng cường sức mạnh cho đôi chân. – Đeo balo có trọng lượng cũng giúp làm tăng cường độ tập luyện, do đó, cần chú ý điều chỉnh tốc độ và khoảng cách khi cần thiết. – Tạo thâm hụt calo… 4. Bài tập đi bộ giúp giảm cân Có thể áp dụng một số bài tập đi bộ để giảm cân dưới đây: 4.1. Đi bộ trong nhà Thời gian đi bộ 30 phút, trong đó: – 10 phút: Đi bộ chậm. – 10 phút với 1 phút ở độ dốc 3-4%, 1 phút ở độ dốc 0% (thực hiện trong 5 lần). – Đi bộ đều trong 5 phút: độ dốc 1%. – 5 phút: Đi bộ với tốc độ chậm. 4.2. Đi bộ ngoài trời Thời gian đi bộ 30 phút, trong đó: – 10 phút: Đi bộ chậm. – 10 phút: 1 phút với nhịp độ tăng lên và 1 phút với nhịp độ bình thường. Lặp lại 5 lần. – 10 phút: Đi bộ chậm. Nguồn: Sức khỏe đời sống

Làm thế nào để ‘yêu’ việc tập thể dục hơn?

Tập thể dục giúp gia tăng sự tự tin và năng lượng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và trầm cảm. Điều quan trọng là làm thế nào để yêu thích việc tập thể dục? Kiên trì là “chìa khóa” Mặc dù những buổi tập đầu tiên có thể không được suôn sẻ, nhưng sự kiên trì chính là “chìa khóa” để duy trì thói quen này. Nhà tâm lý học Lydia Smith, tác giả bài viết đăng trên chuyên trang sức khỏe Patient (Anh), chia sẻ: “Tôi đã ép mình phải chạy bộ mỗi ngày trong vài tuần liền và bắt đầu nhận thấy những thay đổi nhỏ, chẳng hạn như việc tôi có thể chạy cả một km mà không dừng lại và thở hổn hển như trước”. Tập luyện theo nhóm để gia tăng động lực. ẢNH: AI Lydia cũng khuyên rằng, để có động lực nhằm kiên trì tập luyện mỗi ngày, mọi người nên tập cùng bạn bè, đồng nghiệp, người thân… để tinh thần trở nên thoải mái hơn. Mọi người có xu hướng thích và tập thể dục nhiều hơn nếu họ tập luyện với sự hỗ trợ hoặc ủng hộ từ một nhóm cộng đồng nhất định. Việc tham gia nhiều bộ môn thể thao, thử nhiều hình thức tập luyện mới mẻ như gym, chạy bộ, khiêu vũ, yoga… cũng giúp ích nhiều trong việc gia tăng hứng thú cho người tập luyện. Thử sức với nhiều dạng bài tập khác nhau như yoga, bơi lội, gym… để không nhàm chán và tìm ra bài tập phù hợp sở thích. ẢNH: AI Tập trung vào lợi ích, tìm đúng bài tập phù hợp Bị thương là điều khó tránh khỏi khi tập thể dục, dù nặng hay nhẹ. Bạn có thể bị vấp ngã khi chạy bộ hoặc chấn thương nhẹ khi tập luyện, tuy nhiên, lợi ích mà việc tập luyện mang lại vượt xa mọi thử thách, gồm: Giảm cân, săn chắc cơ bắp, gia tăng sự tự tin và thậm chí là kiểm soát được những chứng lo âu. Theo đó, việc tập trung hướng đến các kết quả tốt đẹp của tập luyện thể thao chính là động lực lớn mà chuyên gia Lydia muốn mọi người thực hiện theo. Mọi người nên nghĩ về những gì bản thân muốn đạt được và sẽ đạt được từ việc tập luyện để tự gia tăng động lực. Bên cạnh đó, việc tìm đúng bài tập là điều rất quan trọng khi bắt đầu tập luyện để không dễ dàng bỏ cuộc. Huấn luyện viên thể hình người Anh Lucy Arnold, cố vấn tại chuyên trang Patient (Anh), chia sẻ: “Tôi nghĩ rằng những người mới bắt đầu tập thể dục thường lựa chọn chạy bộ và bơi lội, vì vậy đây sẽ là 2 phương pháp tập luyện tốt dành cho người mới bắt đầu. Nhìn chung, tất cả những gì mọi người cần làm là cho phép bản thân được thử những điều mới, cho đến khi tìm thấy bài tập lý tưởng của mình. Ngoài ra, các bài tập aerobic rất tốt cho tim, phổi và cơ, bất kỳ ai cũng có thể tham gia tập luyện theo cách phù hợp với khả năng và mức độ thể lực hiện tại của mình”. Huấn luyện viên Lucy Arnold đề xuất một số bài tập gồm: Đạp xe. Thể thao đồng đội. Đi bộ nhanh. Điền kinh. Lắng nghe cơ thể, nghỉ ngơi khi cần Tập thể dục thường xuyên không phải lúc nào cũng có nghĩa là chạy marathon hoặc đổ mồ hôi đầm đìa trong lúc đạp xe. Huấn luyện viên thể hình cá nhân Keith McNiven làm việc tại London (Anh), cho biết: “Một trong những bài tập tốt nhất mà mọi người có thể thực hiện là đi bộ. Bài tập này miễn phí, ít tác động và cường độ thấp. Khi thể lực của bạn được cải thiện, bạn có thể tăng tốc độ đi bộ và thậm chí có thể thêm một số tạ tay để cánh tay được hoạt động”. Khi bắt đầu một kế hoạch tập thể dục, động lực của người tập luyện thường rất cao, dễ dẫn tới tình trạng tập luyện quá sức. Điều này có thể gây khả năng chấn thương hoặc nhanh chóng mất sức trong quá trình tập. “Mọi người đều phải bắt đầu bằng cách thực hiện chậm và đều đặn các bài tập, tùy thuộc vào hoàn cảnh cá nhân và sức khỏe. Nên nắm rõ cách hoạt động và cách sử dụng các thiết bị, dụng cụ tập luyện đi kèm để tránh các chấn thương không đáng có. Ngoài ra, việc cho phép cơ thể có những ngày nghỉ ngơi cũng rất quan trọng để cơ bắp và thể lực được phục hồi tốt”, McNiven nhấn mạnh. Nguồn: Thanh Niên

PATH, WHO và các đối tác khởi động sáng kiến nhằm thúc đẩy thể thao vì sức khỏe cộng đồng

Chiều ngày 20 tháng 01 năm 2025, PATH phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An chính thức khởi động Sáng kiến “Hợp tác Thể thao vì sức khỏe cộng đồng”. Sáng kiến được triển khai trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác kỹ thuật ba năm giữa Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hướng đến thúc đẩy vai trò của thể thao cộng đồng và hoạt động thể chất trong việc xây dựng một xã hội khỏe mạnh hơn và năng động hơn. Sáng kiến đặt mục tiêu nâng cao sức khỏe cộng đồng thông qua việc khuyến khích người dân tăng cường tham gia các hoạt động thể thao cộng đồng, đào tạo các cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực thể thao và y tế, tăng cường năng lực cho các tổ chức và cơ quan, đồng thời thực hiện các chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi nhằm xây dựng thói quen rèn luyện thể chất, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm gánh nặng của các bệnh không lây nhiễm. Hội thảo khởi động được chủ trì bởi ông Bùi Đình Long, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An. Điều này thể hiện sự quyết tâm của lãnh đạo tỉnh trong việc thúc đẩy hoạt động thể thao vì sức khỏe cộng đồng. Hội thảo có sự tham gia của đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Ủy ban Olympic Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời, lãnh đạo và các cán bộ chuyên trách của Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An, đại diện Ủy ban Nhân dân thành phố Vinh và huyện Diễn Châu, cùng giáo viên và học sinh từ 10 trường thí điểm triển khai dự án, cũng như tổ chức PATH, đã góp mặt tại sự kiện quan trọng này. THỰC TRẠNG ĐÁNG BÁO ĐỘNG Theo báo cáo của WHO năm 2024, tỷ lệ thiếu vận động thể chất trên toàn cầu vẫn ở mức đáng báo động, với 31% người trưởng thành không tham gia vận động thể chất đủ, tương đương 1,8 tỷ người trên thế giới. WHO dự báo nếu xu hướng này tiếp tục diễn ra, tỷ lệ này có thể tăng đến 35% vào năm 2030, cụ thể hơn là 38% ở nữ giới và 32% ở nam giới. Việt Nam cũng đang chứng kiến thực trạng đáng lo ngại không kém. Thống kê từ một khảo sát gần đây cho thấy khoảng 25% người trưởng thành ở Việt Nam không tham gia vận động đủ. Tình trạng ít vận động còn thể hiện rõ hơn ở nhóm thanh thiếu niên trên thế giới và tại Việt Nam. Trên thế giới, 81% thanh thiếu niên từ 11 đến 17 tuổi không vận động đủ[1]. Riêng tại Việt Nam, chỉ 1 trong 4 thanh thiếu niên từ 13 đến 17 tuổi đạt mục tiêu vận động ít nhất một giờ mỗi ngày[2]. Xu hướng này không chỉ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cá nhân mà còn gia tăng áp lực lên hệ thống y tế, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch và ung thư. “Những con số đáng báo động trên, đặc biệt là ở nhóm thanh thiếu niên, cho thấy sự cấp thiết của việc hợp tác hiệu quả và đầu tư chiến lược vào các chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động thể chất thường xuyên, an toàn và thú vị cho nhóm này,” Tiến sĩ Angela Pratt, Đại diện WHO tại Việt Nam, cho biết. “Dù còn nhiều thách thức, nhưng đây cũng là động lực thúc đẩy hành động. Chúng tôi hoan nghênh sáng kiến này, kêu gọi sự hợp tác mạnh mẽ hơn giữa các bên liên quan và cam kết hỗ trợ kỹ thuật để đảm bảo sự thành công và hiệu quả của dự án.” HỢP LỰC TẠO THAY ĐỔI Sáng kiến “Hợp tác Thể thao vì sức khỏe cộng đồng” đang được triển khai tại năm quốc gia trên thế giới. Nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án, ông Alejandro Calvente, Quản lý Olympism365 – đại diện từ IOC, cho biết: “Việt Nam sẽ trở thành một điển hình tiêu biểu trong việc triển khai sáng kiến này. Dự án được kỳ vọng sẽ mang lại kinh nghiệm thiết thực về cách kết hợp giữa thể thao và y tế để nhân rộng và duy trì các chương trình thể thao và hoạt động thể chất dựa vào cộng đồng, góp phần đạt được mục tiêu toàn cầu là giảm 15% tình trạng thiếu vận động thể chất vào năm 2030. Các hoạt động thử nghiệm sẽ được triển khai, cung cấp dữ liệu thực chứng cần thiết, các thực hành hiệu quả và bài học kinh nghiệm để nhân rộng sáng kiến này. Dự án được phát triển dựa trên Chiến lược Olympism365 của IOC và Kế hoạch Hành động Toàn cầu về Hoạt động Thể chất 2018–2030 (GAPPA) của WHO, đồng thời cũng được triển khai tại Nepal, Tanzania, Ghana và Peru.” Tại Việt Nam, dự án bước đầu sẽ được triển khai tại tỉnh Nghệ An, hướng đến mục tiêu góp phần giảm tình trạng thiếu vận động thể chất và tăng cường sự tham gia vào các chương trình thể thao cộng đồng, qua đó nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của người dân trong cộng đồng. PATH sẽ tiên phong triển khai sáng kiến này, bắt đầu từ các chương trình thí điểm tại 10 trường học trọng điểm ở Nghệ An. Theo đó, PATH sẽ tổ chức các chương trình và sự kiện cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức về lợi ích

PATH và Sở GD&ĐT Nghệ An hợp tác thúc đẩy Sáng kiến “Hợp tác Thể thao vì Sức khỏe Cộng đồng”

Ngày 12/12/2024, tại Nghệ An, tổ chức PATH đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nghệ An tổ chức buổi làm việc nhằm thúc đẩy việc triển khai Sáng kiến “Hợp tác Thể thao vì Sức khỏe Cộng đồng”.  Buổi làm việc có sự tham gia của đại diện tổ chức PATH, lãnh đạo và chuyên viên Sở GD&ĐT Nghệ An cùng đại diện Ban Giám hiệu một số trường tiểu học và trung học cơ sở tại thành phố Vinh.  Buổi làm việc nhằm thảo luận và thống nhất các nội dung hợp tác, phê duyệt kế hoạch hoạt động và ngân sách chi tiết năm 2025, đồng thời chuẩn bị cho các hoạt động khởi động của dự án tại địa phương. Tại Sở GD&ĐT Nghệ An, đại diện hai bên đã cập nhật tiến độ dự án và thảo luận về thỏa thuận viện trợ, hoàn thiện kế hoạch hoạt động và ngân sách. Ngoài ra, các nội dung như hội thảo khởi động, tập huấn giáo viên, và khảo sát thể chất ban đầu của học sinh cũng được chuẩn bị kỹ lưỡng. Các tài liệu chuyên môn, bao gồm sổ tay dành cho học sinh và phụ huynh, tài liệu tập huấn, cùng hướng dẫn tổ chức các hoạt động truyền thông, được góp ý và chỉnh sửa để đảm bảo chất lượng và phù hợp với thực tế. Cũng trong khuôn khổ chuyến công tác, đại diện các đơn vị đã thăm thực tế hai trường học tại thành phố Vinh: Trường THCS Trường Thi và Trường Tiểu học Hưng Dũng 2. Đây là hai trường nằm trong kế hoạch thí điểm mô hình trường học tiên tiến theo Đề án 147 của UBND tỉnh Nghệ An, tập trung vào các lĩnh vực Ngoại ngữ, Tin học, Tâm lý học đường và Giáo dục thể chất (GDTC). Qua chuyến thăm, đoàn công tác đã quan sát cơ sở vật chất, sân chơi, bãi tập và tìm hiểu về các phong trào thể dục thể thao đang được triển khai, từ đó xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ Sáng kiến “Hợp tác Thể thao vì Sức khỏe Cộng đồng” phù hợp và hiệu quả hơn. Đồng thời, đoàn cũng trao đổi với Ban Giám hiệu nhà trường về các hoạt động hiện có và khả năng mở rộng các sáng kiến thể thao trong khuôn khổ dự án. Những thông tin thực tế này sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn phong trào thể dục thể thao học đường, giúp dự án đáp ứng tốt các yêu cầu và mục tiêu đã đề ra. Sáng kiến “Hợp tác Thể thao vì Sức khỏe Cộng đồng”, được triển khai bởi PATH, do Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khởi xướng, không chỉ hỗ trợ học sinh rèn luyện thể chất mà còn góp phần thực hiện các mục tiêu giáo dục theo định hướng hội nhập quốc tế. Với sự đồng lòng của các bên, sáng kiến hứa hẹn mang lại những thay đổi tích cực và bền vững cho phong trào thể thao tại các trường học ở Nghệ An.  

Hơn 1.300 vận động viên tham dự Giải Shuffle Dance, Khiêu Vũ và Dân Vũ Thể Thao Toàn Quốc 2024

Hơn 1.300 Vận Động Viên Tham Dự Giải Shuffle Dance, Khiêu Vũ và Dân Vũ Thể Thao Toàn Quốc 2024 Trong hai ngày 30/11 và 01/12/2024, Giải Shuffle dance, khiêu vũ và Dân vũ thể thao toàn quốc năm 2024 đã diễn ra sôi động tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Sự kiện do Cục Thể dục Thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng tổ chức.    Sự kiện do Cục Thể dục Thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng tổ chức.   Quy mô lớn với nhiều nội dung hấp dẫn Giải đấu thu hút hơn 1.300 vận động viên đến từ 76 câu lạc bộ trên cả nước. Các nội dung thi đấu đa dạng, bao gồm: Shuffle Dance, Dân vũ thể thao (như Aerobics, Zumba, Hiphop, Cheerleaders, Flashmob, Nhảy hiện đại, Line dance, Fitness Dance) và Khiêu vũ thể thao. Đặc biệt, các bài thi thuộc nhóm môn Khiêu vũ thể thao được chấm điểm dựa trên kỹ thuật và đội hình với thang điểm 100. Ban tổ chức đã trao 1 giải nhất, 1 giải nhì và 2 giải ba cho mỗi nội dung và nhóm tuổi. Lễ khai mạc và các hoạt động nổi bật Lễ khai mạc diễn ra sáng ngày 30/11 tại Nhà thi đấu đa năng của Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Thủy Nguyên. Mở đầu là các tiết mục biểu diễn đặc sắc, tiếp đến là lễ tuyên thệ của đại diện vận động viên và phần trao cờ lưu niệm cho các câu lạc bộ tham gia. Sự kiện là hoạt động hưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.” Đồng thời, giải đấu cũng đánh dấu sự kiện kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và hướng tới chào mừng huyện Thủy Nguyên chính thức trở thành thành phố trực thuộc Hải Phòng. Lan tỏa thông điệp ý nghĩa Giải Shuffle Dance, Khiêu Vũ và Dân Vũ Thể Thao Toàn Quốc năm 2024 không chỉ là sân chơi sôi động, lành mạnh cho thanh thiếu niên, mà còn góp phần thúc đẩy phong trào thể dục thể thao trên toàn quốc. Hoạt động này khẳng định vai trò quan trọng của thể thao trong việc nâng cao sức khỏe cộng đồng, gắn kết xã hội và phát huy các giá trị văn hóa.